Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn thăm, chúc mừng GS Nguyễn Kim Đính nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn (thứ 2, từ phải sang) tặng hoa chúc mừng GS Nguyễn Kim Đính. Ảnh: Bảo Anh
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn (thứ 2, từ phải sang) tặng hoa chúc mừng GS Nguyễn Kim Đính. Ảnh: Bảo Anh
TPO - Ngày 19/11, anh Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn thăm, chúc mừng GS Nguyễn Kim Đính (90 tuổi) công tác tại Khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội), nhân dịp 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt, thay mặt Ban Bí thư T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Anh Tuấn chúc mừng và gửi lời tri ân sâu sắc tới GS Nguyễn Kim Đính đã có nhiều công lao, cống hiến to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà nói chung, đặc biệt là sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy về văn học Nga, văn học Việt Nam.

GS Nguyễn Kinh Đính xúc động ôn lại những ngày đầu dạy học. Thầy đi dạy từ năm 20 tuổi, tại một vùng nông thôn nghèo. Tại đây, thầy được nhân dân đùm bọc, nhường cơm cho ăn để thực hiện sự nghiệp “trồng người".

“Giờ 90 tuổi rồi, tôi vẫn nhớ ơn thời đó, thấm thía nhân dân là vĩ đại đến nhường nào. Ân tình, ân nghĩa đó là bài học tôi mang theo suốt cuộc đời; sau này khi làm bất cứ việc gì, tôi đều nhớ lại thời đó để tự chỉnh mình cho đúng đắn”, GS Đính nói.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn thăm, chúc mừng GS Nguyễn Kim Đính nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam ảnh 1

GS Nguyễn Kim Đính có nhiều đóng góp trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy văn học Nga. Ảnh: Bảo Anh

GS Nguyễn Kim Đính cho rằng, làm một người thầy muốn dạy được người khác, bản thân phải “ngay ngắn” thì dạy mới thuận, còn “cong queo” thì dạy người khác rất nghịch, không thể làm được.

Trao đổi về giới trẻ ngày nay, GS Nguyễn Kim Đính bày tỏ niềm tin tưởng về tinh thần dân tộc, sự cống hiến, năng động của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ sự lo ngại về một bộ phận giới trẻ xuống cấp về đạo đức.

Tiếp thu những lời dạy sâu sắc của Giáo sư, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, đạo học và trọng vọng người thầy, trọng vọng tri thức là điều luôn được các quốc gia phát triển đặt lên hàng đầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhân dân Việt Nam từ bao đời nay đều coi trọng việc học. Nếu thanh niên bây giờ không học, không có tri thức sẽ không vươn lên được và tụt hậu.

Theo anh Tuấn, xã hội nào cũng có cái thuận, cái nghịch, cái tốt, cái xấu, mình phải làm sao cái xấu, cái nghịch ít nhất, đất nước mới hưng thịnh được. “Chúng em là thế hệ đi sau được Đảng, Nhân dân tin tưởng giao nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết các bạn trẻ để hướng dẫn, đưa các bạn vào công việc chung của đất nước, sẽ cố gắng tiếp thu lời thầy, tự chỉnh mình, hoàn thiện bản thân tốt hơn”, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn nói.

GS Nguyễn Kim Đính, SN 1931, công tác tại Khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội). Thầy Đính thuộc thế hệ Nga học đầu tiên được đào tạo cơ bản. Ngay sau khi tốt nghiệp khóa I, Khoa Văn, trường ĐH Tổng hợp, năm 1959, thầy được cử đi tu nghiệp ở Liên Xô.

Sau 4 năm thực tập tại khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva, được thụ giáo những giáo sư, chuyên gia nổi tiếng về văn học Nga, trở về nước, thầy chuyên chú nghiên cứu và giảng dạy văn học Nga cho đến khi nghỉ hưu, năm 2001.

Trong lần kỷ niệm 50 năm, sinh viên tốt nghiệp khóa 8 trường ĐH Tổng hợp, thầy được mời đến dự. Kết thúc buổi gặp gỡ, GS Nguyễn Kim Đính đã tặng học trò cũ của mình – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đôi câu đối: Trọng chính, trọng liêm, hưng đảng tiết (muốn xây dựng Đảng phải làm khí tiết người đảng viên cao lên/Dương tài, dương trí, kết nhân dân (biểu dương người tài, biểu dương tri thức, kết lòng người lại).

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.