Thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Từ số liệu khảo sát 53 dân tộc thiểu số mới đây, có thể thấy những thành tựu đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra những tác động tích cực cho công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, bình đẳng giới trong dân tộc thiểu số còn một số hạn chế như tư tưởng định kiến giới vẫn tồn tại, phân công lao động trong gia đình đè nặng lên vai phụ nữ, tình trạng bạo lực giới vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn…

Các chương trình đã triển khai

Uỷ ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án, chính sách hoặc chủ trì thực hiện các nội dung liên quan đến bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi như: Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025, Đề án Hỗ trợ hoạt động vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 -2025…

Từ năm 2022, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó giai đoạn I (2021-2025) có 10 dự án. Dự án số 8 mang tên "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em". Tiểu dự án 9.2 có tên "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi"

Trong giai đoạn 2012 - 2020, uỷ ban đã phối hợp với nhiều bên - bao gồm cơ quan của Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UNWomen) tổ chức các lớp tập huấn nhằm chia sẻ, thảo luận những kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới…

Kết quả đạt được

Nhờ những nỗ lực trên, vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong mọi mặt của đời sống xã hội đã được nâng cao.

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% dân số cả nước. Tính đến tháng 10/2019, tổng dân số dân tộc thiểu số trên cả nước là hơn 14 triệu người, trong đó có 7 triệu người nam và 7 triệu người nữ.

Trong lĩnh vực chính trị, sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo được tăng cường. Số lượng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số là Uỷ viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội liên tục tăng qua các khoá gần đây. Nhiều cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.

Trong lĩnh vực kinh tế và lao động việc làm, phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếp cận các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết đọc viết tiếng phổ thông là 81,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo còn thấp. Năm 2019, có 1.709 thạc sĩ là người dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 5% so với tổng số khoảng 30.000 thạc sĩ tốt nghiệp hằng năm trên cả nước.

Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ, gần 6 triệu người dân tộc thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế, trong đó tỷ lệ người dân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh đạt khoảng trên 90%; tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số khám thai và sinh con tại cơ sở y tế tăng mạnh…

Trong lĩnh vực văn hoá thông tin, từ năm 2016 đến nay, đã chuyển phát 18 loại ấn phẩm báo, tạp chí với số lượng 51,2 triệu tờ, kênh VTV5 (Đài Truyền hình Việt Nam) sản xuất và phát sóng hầu hết các ngày trong tuần với 22 thứ tiếng dân tộc thiểu số, có hơn 16.000 điểm giao dịch bưu chính viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

Các hoạt động truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình, các vấn đề về bình đẳng giới… đã được triển khai với nhiều nội dung và hình thức đa dạng, thu hút sự quan tâm của nam và nữ giới. Nhiều hoạt động truyền thông, vận động được thực hiện bằng các hình thức sáng tạo, lồng ghép vào các chương trình/dự án khác đang triển khai tại vùng dân tộc thiểu số, từ đó nâng cao hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.