Khai giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên Đắk Lắk

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 5/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Đắk Lắk phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức khai giảng Lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên.

Tại Lễ khai giảng, ông Đặng Gia Duẩn - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh, lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên tại Trường Đại học Tây Nguyên là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lớp truyền dạy cồng chiêng có sự tham gia học tập của 30 sinh viên là người DTTS đang theo học tại Trường Đại học Tây Nguyên. Lớp học sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng. Các học viên sẽ được những nghệ nhân đến từ Tp. Buôn Ma Thuột và huyện Krông Ana truyền dạy đánh các bài chiêng cơ bản dùng trong các dịp lễ, hội như: Đón khách, mừng mùa, mừng lúa mới…

Lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên giúp cho thế hệ trẻ tiếp tục kế thừa, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần đưa hoạt động sinh hoạt, giao lưu văn hóa cồng chiêng ở địa phương ngày càng phát triển.

Lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên tại Trường Đại học Tây Nguyên là hoạt động thiết thực, được Sở VHTT&DL Đắk Lắk tổ chức nhằm góp phần đưa văn hóa cồng chiêng tại địa phương ngày càng phát triển.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.