Thanh Hóa: Nhiều người Mông bị dụ dỗ đầu tư tiền ảo, đa cấp

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cơ quan Công an đã xác minh được gần 100 người Mông sinh sống ở Mường Lát bị dụ dỗ đầu tư tiền ảo, đa cấp.

Tháng 9/2021, Công an huyện Mường Lát phối hợp Công an tỉnh Thanh Hóa vào cuộc kiểm tra, bước đầu xác định hoạt động đầu tư tiền ảo, đa cấp của một bộ phận người dân tộc Mông đã và đang diễn ra theo 2 hình thức.

Theo đó, có 35 người Mông đang tham gia đầu tư đồng tiền ảo TRON (TRX) trên mạng Internet. Những người này chủ yếu là phụ nữ và chia thành các nhóm, như nhóm bản Suối Phái, xã Tam Chung có 28 người (do V.A.C đứng đầu); nhóm xã Pù Nhi có 3 người (do L.V.G đứng đầu); nhóm bản Suối Lóng, xã Tam Chung có 4 người (do S.T.C đứng đầu).

Các nhóm trên tham gia theo cùng một đối tượng đứng đầu là K.K (ở thành phố Viêng Chăn, Lào). Hình thức tham gia đầu tư là mỗi người tham gia đóng một khoản tiền dao động từ 1 đến 2 triệu đồng, tùy thuộc vào tỷ lệ quy đổi giữa tiền Việt Nam đồng và đồng tiền ảo để mua được 510 TRX. Sau khi đóng tiền, người tham gia sẽ lập 1 ví tiền ảo Klever với mã số riêng. Khi người tham gia rủ thêm được người khác sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng từ người sau đóng góp theo hình thức đa cấp dạng bậc thang. Số tiền hoa hồng này sẽ được chuyển về ví điện tử của người tham gia. Nếu người tham gia không giới thiệu được người khác cùng chơi theo sẽ mất số tiền đóng ban đầu.

Ngoài ra, có 42 người dân tộc Mông tham gia đầu tư thông qua Công ty V... Nhóm này chủ yếu là các cặp vợ chồng ở các bản Pha Đén (xã Pù Nhi) và Pa Búa (xã Trung Lý). Hoạt động này xâm nhập vào địa bàn từ năm 2019 do một số đối tượng ở tỉnh Điện Biên tuyên truyền trên mạng xã hội. Mỗi người tham gia đầu tư ở hình thức này phải đóng từ 5-6 triệu đồng với lời hứa được trả lương hàng tháng dựa trên lợi nhuận của công ty V... Khi giới thiệu người mới tham gia, mỗi người sẽ được nhận tổng số tiền từ 100 - 200 triệu đồng (cuối năm 2021). Tuy nhiên, sau một thời gian, đến tháng 7/2020, công ty V.. tuyên bố phá sản nên người tham gia bị mất số tiền đã nộp.

Theo cơ quan Công an, hiện tượng chơi tiền ảo, đa cấp bắt đầu xuất hiện ở bản Suối Phái, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) từ đầu năm 2019. Sau đó, lan rộng ra các bản người Mông khác của huyện.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: Hiện nay cơ quan công an đang tiếp tục làm rõ thủ đoạn của các đối tượng. Từ việc mất tiền, mâu thuẫn với người thân, họ hàng do đầu tư tiền ảo, đa cấp nên người dân đã hiểu tác hại của việc này. Hiện chính quyền địa phương đang tiếp tục tuyên truyền để người dân kịp thời phát hiện các hình thức đầu tư trên, tránh bị mất tiền và nhiều hệ lụy khác.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.