Thanh Hoá: Bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục của đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá vừa cho ý kiến vào Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030”.

Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030” gồm 5 phần, trong đó nêu rõ: Là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất, cùng với đó là 6 dân tộc thiểu số: dân tộc Mường (401.967 người), dân tộc Thái (258.506 người), dân tộc Mông (19.166 người), dân tộc Thổ (12.675 người), dân tộc Dao (6.551 người), dân tộc Khơ Mú (1.024 người) sinh sống tập trung tại 11 huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Mỗi dân tộc đều mang những nét đặc trưng riêng về văn hóa tạo nên giá trị và bản sắc văn hoá xứ Thanh, rất cần được bảo tồn và phát huy.

Thanh Hoá: Bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục của đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Tổ chức các phiên chợ, mua sắm của đồng bào dân tộc ở huyện Mường Lát vào dịp Tết độc lập (2/9) hàng năm.

Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng đề nghị cần sửa tiêu đề của Đề án là: “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030”. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị trong Đề án cần đặc biệt coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào.

Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông; khuyến khích người chưa biết tiếng phổ thông học tiếng phổ thông, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Cần giao lưu văn hóa, học hỏi những tiến bộ của các dân tộc khác để làm giàu thêm nền văn hóa của dân tộc mình.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, ưu tiên tài trợ cho các tác giả người dân tộc thiểu số có khả năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc miền núi. Quan tâm tổ chức, điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.
Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.