Quảng Ninh dành 4.000 tỷ để phát triển đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
Quảng Ninh dành 4.000 tỷ để phát triển đồng bào dân tộc thiểu số
TPO - Từ nay đến hết năm 2025, Quảng Ninh sẽ dành tối thiểu 4.000 tỷ đồng từ ngân sách, kết hợp với các nguồn lực huy động hợp pháp khác để hỗ trợ 160.000 người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Từ năm 2017-2020, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình 135). Tổng nguồn vốn huy động từ các nguồn lực xã hội gần 1.800 tỷ đồng, mức bố trí vốn bình quân đối với 1 xã đặc biệt khó khăn/năm cao hơn khoảng 7 lần so với định mức Trung ương bố trí.

Quảng Ninh dành 4.000 tỷ để phát triển đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Quảng Ninh dành thêm 4.000 tỷ để phát triển đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình đã tạo sự thay đổi, chuyển biến rõ rệt về diện mạo, đầu tư hạ tầng nông thôn, miền núi, biên giới và địa bàn đặc biệt khó khăn, những mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Để thu hẹp khoảng cách chênh lệch và tỷ lệ hộ nghèo khu vực có đồng bào thiểu số so với các vùng miền khác, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xây dựng Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Quảng Ninh dành 4.000 tỷ để phát triển đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 2

Quảng Ninh đang cố gắng thu hẹp khoảng cách chênh lệch và tỷ lệ hộ nghèo khu vực có đồng bào thiểu số so với các vùng miền khác

Từ nay đến hết năm 2025, Quảng Ninh sẽ dành tối thiểu 4.000 tỷ đồng từ ngân sách, kết hợp với các nguồn lực huy động hợp pháp khác để thực hiện Chương trình tổng thể này. Mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020. Đến hết năm 2022, Quảng Ninh không còn thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới, 100% số xã thuộc khu vực này đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẽ có hơn 162.000 người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức đầu tư trên địa bàn được hưởng các chính sách hỗ trợ này.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Học sinh dân tộc thiểu số tham gia diễn đàn bình đẳng giới

Học sinh dân tộc thiểu số tham gia diễn đàn bình đẳng giới

TPO - Ngày 22/9, học sinh trên địa bàn huyện Bình Liêu, (Quảng Ninh) đã tham gia diễn đàn tuyên truyền bình đẳng giới. Diễn đàn do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh tổ chức tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Hoành Mô và Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú huyện Bình Liêu.
Diệu kỳ xứ voi

Diệu kỳ xứ voi

TP - Đến Tây Nguyên, bao du khách bị mê hoặc bởi những lễ hội, nghi lễ đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi bước chân đều vương ký ức huyền thoại nơi vùng đất thấm đượm hơi thở núi rừng, khiến người ta đắm mình trong đời sống muôn màu của Tây Nguyên.