Phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Trịnh Thị Thủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV, khẳng định chủ đề ngày hội phải đảm bảo tính nghệ thuật, bản sắc văn hoá đặc sắc nhất.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển” do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức.

Đây là sự kiện văn hóa với quy mô lớn được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc miền Trung trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ảnh 1

Tái hiện nghi thức cúng lúa mới của đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Định.

Ngày hội dự kiến diễn ra từ ngày 8-10/9 với nhiều hoạt động hấp dẫn cùng sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng đồng bào các dân tộc 11 tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Thông qua Ngày hội, các địa phương sẽ giới thiệu, quảng bá, kích cầu du lịch; tạo không gian văn hóa để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên, quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc khu vực miền Trung trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Một số hoạt động điểm nhấn như: Liên hoan văn nghệ quần chúng với nội dung giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng và độc đáo của đồng bào các dân tộc miền Trung, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống, trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương, trưng bày giới thiệu, trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực…

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ảnh 2

Cuộc họp Ban Chỉ đạo Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV tại tỉnh Bình Định.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV tại tỉnh Bình Định, các thành viên ban chỉ đạo nhất trí các nội dung hoạt động của ngày hội cần được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước, của khu vực và của địa phương.

Các chương trình tham gia Ngày hội được chuẩn bị chu đáo, có nội dung tiêu biểu, phù hợp và có tính nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân, đề cao vai trò của chủ thể văn hóa các dân tộc miền Trung, bảo đảm yếu tố bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố thời đại.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy ,Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV đề nghị, cần có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất và trên tinh thần chia sẻ giữa các đơn vị, địa phương. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy giao Vụ Văn hóa dân tộc và Sở VHTT Bình Định làm đầu mối, liên hệ công việc tổ chức Ngày hội đối với các đơn vị, địa phương.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ảnh 3

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy chỉ đạo công tác tổ chức Ngày hội.

Lãnh đạo Bộ VHTTDL đề nghị, trong chương trình khai mạc, các địa phương lưu tâm ở các tiết mục cần có nghệ sĩ của địa phương tham gia. Đặc biệt, chủ đề ngày hội phải đảm bảo tính nghệ thuật, bản sắc văn hoá đặc sắc nhất của các dân tộc miền Trung.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.