Phát huy giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Khmer vùng ĐBSCL

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 19/9, tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer (Cần Thơ) diễn ra hội thảo “Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng ĐBSCL”.

Hội thảo nhận được nhiều tham luận của các nhà quản lý, nhà khoa học, các vị hòa thượng, thượng tọa… đến từ các địa phương vùng ĐBSCL và cả nước.

Tại hội thảo, Thượng tọa Lý Hùng - Trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (Cần Thơ) cho rằng, các loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ là sản phẩm văn hóa của quần chúng nhân dân hình thành và phát triển trong quá trình lao động, sáng tạo, chinh phục thiên nhiên. Nó đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục đồng bào Khmer về lòng nhân ái, vị tha...

Phát huy giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Khmer vùng ĐBSCL ảnh 1

Quang cảnh hội thảo.

Đồng bào Khmer là dân tộc giàu bản sắc, có tiếng nói và chữ viết riêng, có nền văn hóa phong phú, đa dạng, phát triển từ lâu đời. Song, do đời sống còn khó khăn cùng những yếu tố, điều kiện bất cập khác làm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại hình nghệ thuật chưa được thuận lợi.

"Do đó, đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer là việc làm cấp bách và lâu dài. Không phải tạo ra các chính sách riêng, quy định riêng, điều kiện riêng... mà dựa vào các chính sách chung, quy định chung, điều kiện sẵn có, nhưng cần sự quan tâm nhiều hơn, có định hướng rõ ràng hơn, có cách thức thực hiện cụ thể hơn, tạo ra kết quả rõ nét hơn”, Thượng tọa Lý Hùng kiến nghị.

Phát huy giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Khmer vùng ĐBSCL ảnh 2

Trình diễn làm bánh dân gian của đồng bào Khmer quận Ô Môn, TP Cần Thơ.

Theo Ban Dân tộc TP Cần Thơ, để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa như nghệ thuật truyền thống, trang phục, ẩm thực, lễ hội..., thời gian qua các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần làm chuyển biến đời sống của đồng bào trên các lĩnh vực. Từ đó, nhiều loại hình văn hóa - nghệ thuật truyền thống của người Khmer trước đây có nguy cơ mai một đã được phục hồi và phát triển, trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong các dịp lễ tết của cộng đồng người Khmer.

Tuy nhiên, công tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer hiện nay còn nhiều vấn đề cần đáng quan tâm. Phong trào giao lưu văn hóa văn nghệ phát triển chưa đồng đều giữa các địa phương; một số loại hình văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Khmer đang có dấu hiệu bị lãng quên; việc truyền dạy cho lớp kế thừa gặp khó khăn...

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trung Nhân – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ thông tin, đồng bào Khmer ở ĐBSCL có khoảng 1,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số toàn vùng, cư trú nhiều nhất là ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang…

“Theo báo cáo thống kê năm 2023 của Vụ Công tác dân tộc địa phương (Ủy ban Dân tộc), vùng ĐBSCL có trên 314.600 hộ Khmer, trong đó hộ nghèo chiếm hơn 23%. Với trách nhiệm của mình, chúng ta cần triển khai thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả để giảm hộ nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo để giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống” – ông Nhân phát biểu.

Ông Lưu Văn Xem - Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng (tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất) cho hay, nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, hỗ trợ của cộng đồng và nỗ lực vươn lên nên cuộc sống của đồng bào không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ đồng bào Khmer nghèo giảm khá nhiều.

Tuy nhiên, hiện nay Sóc Trăng vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước và khu vực ĐBSCL, hộ nghèo vẫn còn khá cao. Bà con đồng bào Khmer sống chủ yếu tập trung ở vùng sâu, vùng xa, hạ tầng thiết yếu còn kém phát triển...

Theo Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Sóc Trăng, để thực hiện thành công giảm nghèo bền vững, bên cạnh những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, cần phải tuyên truyền đồng bào Khmer nâng cao ý thức, tinh thần phấn đấu vươn lên...

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.