Ông chủ nấm Chinh Bkrông

0:00 / 0:00
0:00
Anh Y Chinh vệ sinh bịch nấm
Anh Y Chinh vệ sinh bịch nấm
TP - Nhiều năm theo nghề thợ xây, Y Chinh Bkrông (41 tuổi, buôn Kala, xã Dray Sap, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) quyết định chuyển sang trồng nấm, làm chủ kinh tế, làm chủ bản thân.

Sau khi hoàn thành khóa học trồng nấm tại Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana vào năm 2016, anh Y Chinh vay mượn gần 30 triệu đồng xây dựng xưởng khởi nghiệp. “Học cùng lớp với mình có 8 bạn, đều là người Êđê. Tuy nhiên, học xong, không bạn nào theo nghề vì sợ thất bại. Mình cũng lo lắng nhưng nghĩ bụng, không làm sao biết thành hay bại, rồi vay tiền làm nhà xưởng trồng thử”, anh Y Chinh kể.

Thời gian đầu, anh mua sẵn phôi nấm về treo và tuân thủ kỹ thuật. Theo anh Y Chinh, nghề trồng nấm không đơn giản như kiểu treo lên, chờ ngày thu hoạch, ngược lại rất tốn công. Mỗi ngày, anh dậy từ 3-4 giờ sáng thu hoạch nấm cho kịp giờ thương lái đến mua, xong việc lại vệ sinh phôi nấm, tránh nhiễm bệnh… Nhờ siêng năng, chăm chỉ, nấm nhà Y Chinh sản xuất cho năng suất cao. Y Chinh dùng tiền lời mở thêm 2 trại, đầu tư máy móc, tự sản xuất phôi nấm, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Y Chinh cho biết, nuôi, trồng sản phẩm gì cũng phải dựa vào nhu cầu thị trường. Người làm nghề cũng cần chịu khó, chưa làm, đừng vội nghĩ khó mà bỏ qua.

Sau 4 năm làm nấm, anh Y Chinh đã có 3 nhà trồng và 1 nhà làm phôi nấm với diện tích gần 1.000m2. Mỗi năm, anh bán ra thị trường 5 tấn nấm bào ngư và nấm sò, thu lợi hơn 150 triệu đồng/năm.

Chia sẻ lý do gắn bó với nghề trồng nấm, anh Y Chinh cho hay, nhu cầu nấm sạch trên thị trường rất cao. Xưởng anh làm ra bao nhiêu, thương lái thu mua hết, giá cả ổn định. Nhà anh cũng có hơn 1 héc-ta cà phê nhưng mấy năm nay giá thấp, toàn hòa vốn.

“Mình dự định mở rộng xưởng trồng nấm rồi động viên bạn bè đến xưởng cùng làm. Chỉ khi mắt thấy tai nghe, các bạn biết được hiệu quả của nghề trồng nấm thì mới mạnh dạn đầu tư”, anh Y Chinh ấp ủ.

Anh Y Phen Niê, Chủ tịch Hội Nông dân xã Dray Sáp (huyện Krông Ana) cho biết, Y Chinh là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế từ mô hình trồng nấm tại địa phương. Bản thân anh rất tích cực, nhiệt tình hướng dẫn cho thanh niên, nhất là đồng bào thiểu số cách trồng nấm đạt năng suất, chất lượng cao. Chính quyền cũng tạo điều kiện cho Y Chinh và các hộ dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, phát triển kinh tế.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.