Người Dao ở thôn khó khăn nhất Yên Bái chuyển mình với cuộc sống số
TPO - Người Dao ở "thôn chuyển đổi số" Khe Bành, xã Châu Quế Hạ (Văn Yên, Yên Bái) đã quen với việc sử dụng các ứng dụng trên nền tảng số để phục vụ cuộc sống như sổ tay đảng viên điện tử, khám sức khỏe từ xa hay đặt mua hàng trên không gian mạng.
Chiều 25/7, tại thôn Khe Bành, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên (Yên Bái), Sở Thông tin- truyền thông phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức buổi đánh giá công bố mô hình điểm "thôn chuyển đổi số". Thôn Khe Bành với 100% đồng bào là người Dao là thôn khó khăn nhất trong xã khó khăn nhất thuộc Chương trình 135 xóa đói giảm nghèo của Yên Bái. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền cùng sự tham gia tích cực của người dân, công cuộc chuyển đổi số đã có những kết quả tích cực ở nơi đây.
Buổi sinh hoạt thường kỳ tháng 7 chi bộ thôn Khe Bành với 15/15 (đạt 100%) đảng viên đã biết cài đặt, sử dụng được nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”.
Trên địa bàn toàn thôn đã phủ sóng di động 4G. Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính hoặc thiết bị thông minh sử dụng dịch vụ Internet cả đường truyền cáp quang và sóng 4G là 195 hộ, đạt 95,1%.
Thôn có Tổ công nghệ cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ năng số cho người dân. Việc sử dụng dịch vụ công để giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3,4 trên Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái cũng đã tiếp cận tổng số 330 người trưởng thành trong thôn, đạt 77%.
Giám đốc Sở Thông tin truyền thông tỉnh Yên Bái, ông Hoàng Minh Tiến trao đổi với thanh niên thôn Khe Bành về việc cài đặt các ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Ông Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vui mừng trước các kết quả đạt được về mục tiêu chuyển đổi số ở thôn còn nhiều khó khăn như Khe Bành. Tờ chứng nhận công dân số, gia đình số là ghi nhận của chính quyền trước sự hưởng ứng, tích cực của người dân, đặc biệt là người Dao ở thôn Khe Bành.
Việc triển khai cấp căn cước công dân gắn chíp cũng diễn ra thuận lợi hơn. Với đường truyền được kéo đến tận thôn, người dân có thể làm thủ tục ngay tại nhà văn hóa thôn thay vì phải ra xã, huyện như trước đây.
Một nữ "công dân số" người dân tộc Dao ở thôn Khe Bành.
TP - Hiện chỉ còn hai người nói được, tiếng N|uu không chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu về sự đa dạng văn hóa của nhân loại, mà còn là đường liên kết giữa chúng ta và loài người sơ khai.
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
TPO - Dân tộc Hà Nhì lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Hà Nhì thể hiện trình độ nghệ thuật, kỹ thuật điêu luyện, phản ánh sâu sắc nhân sinh quan, thế giới quan về vũ trụ.
TPO - Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ngày 1/6.
TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
TPO - Sau hơn 1 tháng học tập, lớp truyền dạy các điệu múa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, do Phòng VH-TT huyện Nam Đông (tỉnh TT-Huế) phối hợp với xã Thượng Lộ tổ chức, đã bế giảng và trao chứng nhận hoàn thành khóa học.
TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.