Nghị lực của nam sinh người dân tộc thiểu số đậu Học viện Cảnh sát Nhân dân

0:00 / 0:00
0:00
Nghị lực của nam sinh người dân tộc thiểu số đậu Học viện Cảnh sát Nhân dân
TPO - Với số điểm 26,94, em Dương Đình Pháp người dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh đã trở thành tân sinh viên trường Học viện Cảnh sát Nhân dân.

Nghị lực vươn lên từ hoàn cảnh

Dương Đình Pháp (SN 2003), là người dân tộc thiểu số, sinh ra trong gia đình có ba anh em ở xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Nhà Pháp thuộc diện khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào vài ba sào ruộng, nên bố mẹ em thường xuyên lên rừng hái măng, làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống, nuôi 3 người con ăn học.

Từ khi lên lớp 6, Pháp bắt đầu xa gia đình vào trường THCS-THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh đóng tại huyện Hương Khê để tìm con chữ. Trường cách nhà hơn 100km, nên vài ba tháng cậu mới về thăm nhà được lần.

Vì xuất thân trong gia đình khó khăn, từ nhỏ Pháp đã có ý thức trong học tập, mỗi dịp nghỉ hè lại đi làm thuê để kiếm tiền mua sách vở, trang trải cho năm học tiếp theo.

Nghị lực của nam sinh người dân tộc thiểu số đậu Học viện Cảnh sát Nhân dân ảnh 1

Em Pháp trong lần phát biểu tại trường.

“Sống xa nhà, em phải tự lập mọi thứ. Ở trường em mỗi bạn một hoàn cảnh, ai cũng khó khăn, may mắn được các thầy cô giáo ở trường động viên, giúp đỡ em rất nhiều”, Pháp chia sẻ.

Nghị lực của nam sinh người dân tộc thiểu số đậu Học viện Cảnh sát Nhân dân ảnh 2

Học bạ của em Dương Đình Pháp

Khó khăn, nhưng với nghị lực vươn lên, trong những năm học Pháp đều có thành tích tốt. Đặc biệt, trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT, Pháp đạt 3 môn khối C03 gồm: Toán 8 điểm, Ngữ văn 8 điểm và Lịch sử 8,75 điểm. Tổng số sau khi cộng điểm ưu tiên là 26,94 điểm. Với số điểm này, em đã trở thành tân sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân. Pháp cũng là thí sinh duy nhất tại huyện Hương Sơn trúng tuyển Học viện Cảnh sát năm học 2021-2022

Nghị lực của nam sinh người dân tộc thiểu số đậu Học viện Cảnh sát Nhân dân ảnh 3

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng trong những năm qua Pháp không ngừng vươn lên trong học tập.

Ước mong vào ngành công an được Pháp ấp ủ từ khi còn nhỏ. Em nói đó là đam mê nhưng cũng do hoàn cảnh gia đình em quá khó khăn nên đăng ký thi vào trường để được miễn học phí. Chàng trai còn quyết tâm nếu năm nay không đậu nguyện vọng 1 thì năm sau thi lại.

“Thực sự em rất hạnh phúc khi có thể chạm ước mơ vào Học viện Cảnh sát Nhân dân rồi. Mấy ngày nay hồi hộp, lo lắng vì nếu không đậu em cũng xác định đi làm thuê để kiếm tiền năm sau thi lại”, Pháp tâm sự.

Cha già bật khóc khi con thực hiện được ước mơ

Con đường học vấn của Pháp gập ghềnh, khó khăn như những gì em đã trải qua. Pháp nói, ban đầu em tập trung học khối C00, nhưng đến giữa năm lớp 12 phải chuyển sang khối C03 để thi vào trường Học viện Cảnh sát Nhân dân.

Vì thế môn Toán là điều cậu lo lắng nhất. Sau mỗi giờ học trên lớp, em chủ yếu tự học là chính. Buổi tối vào bàn từ lúc 9h, học đến 1-2h sáng mới nghỉ. Pháp xác định những tháng gần thi tập trung học nhiều nhất, vừa tham khảo trên mạng, giải đề, em còn tranh thủ thời gian để chơi thể thao giải toả tâm lý bớt căng thẳng.

Nghị lực của nam sinh người dân tộc thiểu số đậu Học viện Cảnh sát Nhân dân ảnh 4

Ngôi nhà cấp 4 của gia đình Pháp.

Pháp chia sẻ, sau kỳ thi Tốt nghiệp THPT, em về quê và đi làm thuê từ nghề bốc vác keo thuê đến phụ hồ. Mỗi ngày em kiếm được từ 200-300 ngàn đồng để giúp đỡ gia đình, việc này cũng giúp em giảm thiểu áp lực trong thời gian chờ công bố điểm chuẩn.

“Hôm qua, khi có thông báo em có danh sách đậu vào trường, cả nhà vỡ oà trong niềm hạnh phúc. Bố em vì hạnh phúc quá nên bật khóc khi biết tin. Gia đình là niềm động viên, an ủi lớn nhất đối với em để thực hiện ước mơ”, em Pháp nói.

Nghị lực của nam sinh người dân tộc thiểu số đậu Học viện Cảnh sát Nhân dân ảnh 5

Bố và mẹ Pháp vui mừng khi con trai thực hiện được ước mơ.

Trong căn nhà nhỏ cấp 4 của gia đình Pháp hai ngày nay cũng trở nên vui tươi hơn khi hàng xóm, người thân đến chúc mừng khi cậu đậu vào trường Học Viện Cảnh sát.

Ông Dương Đình Thành (bố Pháp) không dấu được niềm vui, hạnh phúc chia sẻ: “Mấy ngày nay ai cũng hồi hộp chờ đợi công bố điểm chuẩn của con. Khi biết tin, tôi bật khóc vì quá vui vì con thực hiện được ước mơ của mình. Mong rằng nơi ngôi trường mới, con sẽ học tập thật tốt để sau này có thể góp sức mình bảo vệ Tổ quốc”.

Nghị lực của nam sinh người dân tộc thiểu số đậu Học viện Cảnh sát Nhân dân ảnh 6

Pháp chụp ảnh cùng tập thể lớp 12 trường THCS-THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh

Trao đổi với Tiền Phong, thầy Đặng Bá Hải - Phó Hiệu trưởng nhà trường THCS-THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh (huyện Hương Khê) cho biết, năm nay lớp 12 trường có 26 thành viên thì có đến 18 em đậu Đại học trong đó có nhiều em đậu vào các trường tốp đầu của cả nước. Trong số đó có em Dương Đình Pháp đậu vào trường Học viện Cảnh sát nhân dân.

“Pháp là học sinh hiền lành, ý thức học tập rất tốt, được thầy cô, bạn bè yêu mến. Em là người dân tộc Mán, có hoàn cảnh khó khăn nhưng với nghị lực vươn lên em đã đạt thành tích cao và thực hiện được ước mơ vào ngành công an”, thầy Bá Hải chia sẻ.

Được biết, đây là lần đầu tiên trường THCS-THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh có số lượng học sinh đậu Đại học cao nhất trong 25 năm qua.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.