Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Bắc Kạn

0:00 / 0:00
0:00
Ông Lê Tiến Châu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát biểu tại ngày hội.
Ông Lê Tiến Châu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát biểu tại ngày hội.
TPO - Ngày 6/11, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu cùng đoàn công tác đã dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020) tại thôn Bản Chằng, xã Yên Cư, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn).

Phát biểu tại ngày hội, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu ghi nhận và biểu dương những kết quả mà khu dân cư thôn Bản Chằng đạt được trong thời gian qua.

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng cộng đồng dân cư, Phó Chủ tịch Lê Tiến Châu bày tỏ mong muốn bà con sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển; thay đổi tập quán canh tác, thói quen trong chăn nuôi để nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm tới việc sản xuất và tiêu thụ nông sản cho người dân; tích cực phòng, chống dịch COVID-19; bà con trong thôn tiếp tục đoàn kết, xây dựng tốt đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Thôn Bản Chằng cách trung tâm xã Yên Cư 3 km về phía Nam. Thôn có 76 hộ, 358 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao sinh sống; thôn có 1 chi bộ với 6 đảng viên. Hoạt động của chi bộ và các đoàn thể trong thôn luôn được nâng cao về chất lượng, do vậy, việc lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc trong thôn luôn được ổn định và giữ vững. Các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở thôn luôn được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Năm 2021, tình hình dịch COVID-19 phức tạp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống lao động và sản xuất, phát triển kinh tế của thôn. Tuy nhiên, bà con thôn Bản Chằng đã luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu.

Nhân dân tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định diện tích các loại cây trồng áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất. Cây lúa, ngô, cây rau màu phát triển cả về diện tích và năng suất, chất lượng; đàn gia súc, gia cầm được duy trì tốt. Diện tích lâm nghiệp ổn định, chăm sóc tốt rừng trồng.

Nhờ vào phát triển trồng rừng nên có nhiều hộ thu nhập khá, tu sửa nhà cửa khang trang hơn, có điều kiện mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, thôn có trên 20% số hộ có nhà xây kiên cố; 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia… Nhưng bên cạnh đó, nhân dân thôn Bản Chằng vẫn còn không ít khó khăn. Đây là thôn vùng cao, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, hiện nay còn 31 hộ nghèo, chiếm 40,8%; cận nghèo 40 hộ, chiếm 52,6%.

Tại ngày hội, bà con nhân dân đã chuẩn bị nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng những bộ trang phục dân tộc đẹp mắt để trình diễn. Ngoài ra, người dân cũng hào hứng tham gia vào các phần thi, trò chơi gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và hoạt động lao động sản xuất của nhân dân địa phương.

Nhân dịp này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng 4 hộ gia đình chính sách, mỗi hộ một phần quà trị giá 1,2 triệu đồng; trao tặng 31 hộ nghèo của thôn, mỗi hộ một phần quà trị giá 1,2 triệu đồng và trao tặng 4 ngôi nhà đại đoàn kết cho thôn Bản Chằng, mỗi ngôi nhà trị giá 50 triệu đồng.

Theo Thông Tấn xã Việt Nam
MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.