Múa sư tử mèo, văn hóa độc đáo của người Tày, Nùng

0:00 / 0:00
0:00
Múa sư tử mèo ở Lạng Sơn Ảnh: Duy Chiến
Múa sư tử mèo ở Lạng Sơn Ảnh: Duy Chiến
TP - Múa sư tử mèo được hình thành qua nhiều thế hệ và gắn bó lâu đời với đồng bào các dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng. Hoạt động này diễn ra khi bản làng vào dịp lễ, tết, ngày truyền thống địa phương.

Múa sư tử của đồng bào dân tộc Tày, Nùng trên địa bàn Lạng Sơn có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tên gọi chung, phổ biến nhất vẫn là múa sư tử mèo. Đây là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, chứa đựng nhiều thành tố như: âm nhạc, múa, võ thuật thể hiện một cách sinh động và hấp dẫn về nhân sinh quan, thế giới quan, tư tưởng, tình cảm và khát vọng của đồng bào địa phương.Hằng năm, nhất là vào các dịp lễ hội xuân, rằm trung thu, khắp nơi lại rộn ràng múa sư tử mèo. Nó như hồn cốt của sự kiện văn hóa riêng có ở xứ Lạng.

Trong đội múa sư tử mèo dẫn đầu thường là những thanh niên mang gậy đội, tằng giảo (một loại binh khí của người Nùng). Người múa sư tử mèo sẽ điều khiển một chiếc đầu có hình dáng giống đầu sư tử thông thường nhưng mang mặt nạ mèo, có sự kết hợp với nhiều mầu sắc như: đỏ, đen, vàng hay xanh đậm. Người Tày, Nùng quan niệm, múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu, cầu mong những điều tốt lành, nhà nhà ấm no, hạnh phúc

Nghệ nhân Hoàng Choóng (74 tuổi, dân tộc Tày), trú tại thôn Thâm Mè, xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn tâm sự: Múa sư tử mèo có rất nhiều bài biểu diễn khác nhau như: bài múa đi đường, bài mừng, bài bái tổ, bài cầu may, rồi nghệ thuật chồng hình, nhào lộn qua vòng lửa, thăng đai cho sư tử...

Với tâm huyết của mình, từ năm 2002 đến nay, ông Choóng đã chế tác và bán gần 300 bộ đạo cụ múa sư tử mèo cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đồng thời, người nghệ nhân này còn truyền dạy múa sư tử cho nhiều thế hệ người dân trên địa bàn với mong muốn loại hình nghệ thuật này phát triển, không bị mai một…

Cũng như ông Choóng, những người có kinh nghiệm và tâm huyết với múa sư tử đã góp phần phát triển loại hình nghệ thuật này trên địa bàn. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có trên 80 đội múa sư tử dân tộc Tày, Nùng với hơn 910 thành viên, phân bố ở nhiều thôn, bản, khối phố của 40 xã, phường, thị trấn ở xứ Lạng.

“Từ năm 2016 đến nay, sở VH-TT&DL đã chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức gần 60 lớp truyền dạy múa sư tử tại cơ sở, thu hút hàng trăm người tham gia. Những học viên này từng bước trở thành hạt nhân để phổ biến, truyền dạy trong cộng đồng dân cư, góp phần bảo lưu, trao truyền điệu múa truyền thống”, ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở VHTT&DL Lạng Sơn cho biết.

MỚI - NÓNG
Các đại biểu dự khai mạc lớp tập huấn. Ảnh Phan Định.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quân đội làm công tác dân vận
TPO - Lớp bồi dưỡng nhằm trang bị tri thức, những kiến thức về dân tộc và công tác dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023, từ đó, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.