Ly kỳ ba vị thần trong nhà người Khơ Mú

0:00 / 0:00
0:00
Bản làng người Khơ Mú ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Bản làng người Khơ Mú ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
TP - Trong ngôi nhà người Khơ Mú ở Nghệ An có 3 vị thần (Then) cai quản các vấn đề khác nhau trong đời sống con người. Then Lo đưa linh hồn đến đầu thai làm người; Then Chư cai quản sức khỏe; Then Liêng nuôi dưỡng con người.

Then là những vị thần quan trọng trong quan niệm của cộng đồng người Tày, Thái và nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những vị thần có các nhiệm vụ khác nhau được Pỏ Then (Trời) giao cho. Người Thái ở Nghệ An có một hệ thống Then làm các nhiệm vụ tạo ra mưa, nắng, sấm sét…

Còn với người Khơ Mú ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cũng có những vị Then riêng của họ. Các vị thần gần gũi với cuộc sống nhân gian cũng như quan niệm tâm linh của cộng đồng.

Trong một chuyến đi, chúng tôi gặp ông Xeo Phò Mạnh - một già làng ở bản Cha Ca 2, xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn. Ông Mạnh đã ngoài tuổi 70 và là thầy mo lo việc cúng bái, làm lễ chính cho hơn 2.500 người trong 5 bản thuộc xã Bảo Thắng. Như đại bộ phận người dân nơi đây, ông Mạnh sống trong một ngôi nhà sàn được bố trí theo đúng phong tục.

Các căn buồng trong nhà người Khơ Mú được trang trí khác so với người Thái. Điểm khác đặc trưng nhất là người Khơ Mú đặt bàn thờ tổ tiên ở gian bếp còn người Thái đặt bàn thờ tổ tiên ở gian ngoài (tính từ cầu thang chính lên nhà). “Ngôi nhà người Thái thường chỉ có “ma nhà”, còn trong nhà người Khơ Mú thì có thêm các Then cư ngụ.

Với các cộng đồng thiểu số ở Nghệ An, thần linh và các đối tượng siêu nhiên rất phong phú. Người ta có thể “tìm thấy” lực lượng siêu nhiên ở bất kỳ nơi đâu, trong nhà, ngoài rừng, dưới khe suối và trên cơ thể của con người cũng như vật nuôi. Đó là những linh hồn và vía”. Ông Xeo Phò Mạnh

Cũng theo già làng này, Then của người Thái ở “mường Trời” (một tầng tâm linh trên cao). Nhưng trong quan niệm tâm linh của người Khơ Mú thì căn nhà của họ có đến 3 vị Then cai quản những vấn đề khác nhau của đời sống con người. Cụ thể, ngôi nhà truyền thống của người Khơ mú có ba “vì” và các cột nhà được kết nối bởi các thanh xà lớn. Ở thanh xà phía ngoài cùng là nơi ở của Then Lo.

Vị Then này mang linh hồn đến đầu thai làm người. Khi trong nhà có một một phụ nữ bắt đầu thai kỳ, Then Lo sẽ lên “mường Trời” chọn về một linh hồn, đứa trẻ được sinh ra. Nếu vì lý do nào đó mà đứa trẻ không chào đời khỏe mạnh thì do Then Lo đã quên nhiệm vụ của mình. Người ta tin rằng, có thể Then Lo đang đi đâu đó, hoặc khi dựng nhà, gia chủ không gọi Then Lo về.

Ly kỳ ba vị thần trong nhà người Khơ Mú ảnh 1

Gian bếp của người Khơ Mú ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Cai quản thanh xà giữa nhà là Then Chư. Một đứa trẻ có được lớn lên khỏe mạnh và vượt qua được bệnh tật, tai ương trong cuộc sống hay không là do vị này quyết định. Then Chư cai quản sức khỏe con người. Một người khi gặp ốm đau hay bệnh tật, tai nạn là do sự sơ sểnh của Then Chư.

Có thể do Then Chư mải chơi với các bạn Then khác. Cũng có thể là lỗi của người nhà, làm phật ý Then Chư. Muốn Then Chư khắc phục lỗi của mình, gia chủ phải hỏi thầy mo về nguyên nhân và làm lễ cúng.

Then Liêng là vị thần cai quản thanh xà trong gian bếp, phụ trách cái bụng no hay đói của gia đình. Gia đình giàu hay nghèo, làm ăn có thuận lợi, mùa màng được mất đều do Then Liêng ban cho.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.