“Ðặc sản” thoát nghèo của người Mông

0:00 / 0:00
0:00
TP - Từng được coi là thủ phủ của cây thuốc phiện, xã miền núi Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) nay đã thay da đổi thịt, phủ một màu xanh mướt của những đồi chè Shan tuyết...
“Ðặc sản” thoát nghèo của người Mông ảnh 1
Ðồi chè của gia đình ông Dềnh Vả Hùa

Hướng tầm mắt ra đồi chè xanh mướt, ông Dềnh Vả Hùa (SN 1950, trú tại bản Huồi Khả, xã Huồi Tụ) cho biết, cách đây hơn 20 năm, đồng bào dân tộc Mông ở địa phương chỉ biết trồng cây thuốc phiện. Sau khi loại cây này bị cấm bà con chuyển sang trồng ngô, lúa, tuy nhiên năng suất rất thấp.

Năm 2003, Tổng đội Thanh niên xung phong 8 đưa giống chè Shan tuyết từ Hà Giang về trồng. Nhờ khí hậu mát mẻ nên cây chè sinh trưởng tốt, búp to, cho năng suất cao. Từ đó cán bộ Tổng đội Thanh niên xung phong 8 đã cùng với chính quyền xã vận động bà con nhân dân trồng theo.

“Hầu như nhà nào ở bản cũng trồng chè, nhà ít 2ha, nhiều 7ha. Gia đình tôi trồng hơn 2ha, với giá bán 10.000 đồng/kg búp tươi, mỗi năm đem lại thu nhập 80-90 triệu đồng. Đối với đồng bào người Mông, không có gì thay thế được cây chè. Nhờ cây chè mà chúng tôi thoát được cái nghèo, cái khổ”, ông Dềnh Vả Hùa chia sẻ.

Huyện Kỳ Sơn hiện có hơn 600ha chè, trong đó có 400ha chè Shan tuyết tập trung chủ yếu tại các xã Huồi Tụ, Mường Lống, Na Ngoi… cho thu hoạch đạt gần 1.400 tấn/năm. Huyện cũng đã thông qua đề án phát triển cây trồng chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, chè Shan tuyết là cây trồng chủ lực.

Gần 20 năm trồng chè, bà Vừ Y Sềnh (SN 1964, trú bản Huồi Khả) cho hay, chè Shan tuyết không thích ánh nắng trực tiếp của mặt trời mà ưa sự mát mẻ. Mỗi năm cây chè cho thu hoạch 4 lứa. Với mức giá 10.000 đồng/kg búp chè tươi, tính ra 1ha chè thu về gần 50 triệu đồng/năm. “Trước đây, do giá chè thấp chỉ khoảng 5.000 đồng/kg chè búp tươi, nhiều hộ có ý định bỏ. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, giá chè ngày một cao, thương lái về thu mua tận nhà nên bà con rất vui, yên tâm sản xuất. Đối với đồng bào dân tộc Mông, đây là số tiền lớn, đủ để trang trải cuộc sống gia đình”, bà Sềnh bộc bạch.

Là 1 trong 2 đơn vị bao tiêu sản phẩm búp chè tươi cho người dân, bà Đặng Thị Hoa - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp, sản xuất chè hữu cơ xã Huồi Tụ cho biết, chè Shan tuyết ở Huồi Tụ khi pha sẽ có màu vàng đượm như màu của mật ong chứ không xanh như những loại trà khác.

Độ thơm của chè khi pha không khác biệt với nguyên gốc Shan tuyết cổ thụ mọc tự nhiên ở Hà Giang hay Yên Bái. Hiện đơn vị vẫn chưa có dây chuyền chế biến thành phẩm mà chỉ sơ chế rồi bán cho các đơn vị khác. Tuy nhiên, chè Shan tuyết nơi đây được khách hàng đánh giá chất lượng rất cao.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.