Cúng cây “Pủ Xừa” của người Thái, Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
TP - Vào ngày 12 tháng 9 âm lịch hàng năm, người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) lại mổ gà cúng cây “Pủ Xừa” của bản. Đó là một gốc cây cổ thụ đã được làm lễ lựa chọn.

Theo các bậc cao niên ở xã Châu Tiến, tục thờ cây cổ thụ của bản (“Pủ Xừa”) có “từ lâu đời”. Cái cây không nhất thiết phải cao lớn, bề thế nhưng phải là cây thiêng. Quan niệm tín ngưỡng cho rằng, cái cây được thờ là nơi trú ngụ của thần linh cai quản hồn vía của cộng đồng.

Trong ngôn ngữ địa phương “Pủ” là ông, là cụ, chỉ những người đáng kính trọng, quyền uy. “Xừa” là áo, chiếc áo cũng là nơi trú ngụ của vía người.

Khi lập bản, để xác định cây “Pủ Xừa”, thầy mo phải làm lễ và ném thẻ tre hoặc đồng xu. Nếu một sấp, một ngửa là cây đã được thần linh chọn. Một số nơi dùng trứng luộc ném vào gốc cây. Nếu trứng vỡ cũng là tín hiệu cho thấy thần linh đã ưng thuận cái cây.

Cúng cây “Pủ Xừa” của người Thái, Nghệ An ảnh 1

Lễ cúng “Pủ Xừa” tại bản Bua, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An

Trong truyền thống của người Thái bản địa, tục thờ diễn ra vào lúc mùa màng đã thu hoạch vì thế có bản còn gọi là “Khàu Cắm”, lễ mừng lúa mới. Tại xã Châu Tiến có 5 bản người Thái làm lễ này. Riêng tại bản Bua, vào ngày cúng lễ, mỗi gia đình đều sắm mâm cỗ lên ngọn núi Tẻn Bỏ nơi có cây thị cổ thụ tập trung làm lễ. Có 3 mâm lễ chính được bày cạnh gốc cây.

Lễ vật có thủ lợn, thịt lợn, gà, xôi, rượu, vải thô. Ngoài ra, còn có một ché rượu cần. Cạnh mâm lễ chính của ban quản lý thôn bản là mâm lễ của các hộ gia đình trong cộng đồng.

Cúng cây “Pủ Xừa” của người Thái, Nghệ An ảnh 2

Người dân thắp hương cầu khấn dưới gốc “Pủ Xừa”

Bài cúng lễ cũng khá đơn giản và chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút. Thầy mo gọi thần linh cai quản núi, hang Bua, cai quản hồn vía người trong bản đến thụ lộc và che chở cho người được bình an, mạnh khỏe. Vật nuôi không bị dịch bệnh, mùa màng tươi tốt, không gặp sâu bệnh.

Lễ cúng thường diễn ra cạnh gốc cây vào buổi sáng. Xong lễ, người dân bưng mâm lễ về tổ chức hội riêng của mỗi nhà. Lễ cúng “Pủ Xừa” hiện chưa được biết đến rộng rãi. Đây là nghi lễ tâm linh của người Thái ở Quỳ Châu (Nghệ An) còn giữ được nguyên bản, chưa bị lai tạp. Lễ chỉ diễn ra trong cộng đồng, làng bản người Thái.

Có 3 mâm lễ chính được bày cạnh gốc cây. Lễ vật có thủ lợn, thịt lợn, gà, xôi, rượu, vải thô. Ngoài ra, còn có một ché rượu cần. Cạnh mâm lễ chính của ban quản lý thôn bản là mâm lễ của các hộ gia đình trong cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.