Chọn đầu tư những dự án cấp bách, lan tỏa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

0:00 / 0:00
0:00
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk)
TPO - Ngày 8/11, tại phiên thảo luận ở Quốc hội, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Quan tâm đến vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, đại biểu Đoàn Thị Hảo (đoàn Thái Nguyên) băn khoăn khi khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, vùng phên giậu của Tổ quốc, là an toàn khu, cái nôi của cách mạng Việt Nam, nhưng vẫn là một trong những vùng trũng của sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân tại vùng này còn rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo của vùng là 12,8%, cao nhất cả nước, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng rất cao.

Trước thực tế đó, đại biểu đề nghị trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, cần quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức hỗ trợ của ngân sách Nhà nước cho khu vực này, đa dạng hóa nguồn vốn huy động, kể cả vốn vay nước ngoài. Đồng thời, cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo hiệu quả.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, cần lựa chọn những dự án cấp bách để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm như dự án giải quyết tình trạng thiếu đất, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

Trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, ưu tiên hàng đầu là các công trình có tính lan tỏa, kết nối mạng giao thông khu vực với các trung tâm kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm. Đại biểu đoàn Thái Nguyên đề nghị phải coi đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng. Trong đó ưu tiên cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện tuyến cao tốc quốc lộ 3 kết nối thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng; tuyến quốc lộ 1B kết nối tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên.

Qua nghiên cứu Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đánh giá, mức độ quan tâm các chính sách, vai trò và tác động của các chính sách đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất khiêm tốn. Do vậy, cần quan tâm nhiều hơn đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung nhóm chính sách, giải pháp riêng hoặc lồng ghép cụ thể hơn vào các chính sách chung, những đặc thù liên quan trực tiếp đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong kế hoạch phát triển kinh tế năm 2022 cũng như trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.

Qua đó, cần xem xét bổ sung chỉ tiêu riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong một số chỉ tiêu chung của 16 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 như: chỉ tiêu về giảm nghèo, chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo, chỉ tiêu về tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, chỉ tiêu về tỷ lệ bác sĩ - giường bệnh trên 1 vạn dân.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân (tỉnh Đắk Lắk) cũng cho rằng, hiện nay đã có Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên theo bà Xuân, Quốc hội, Chính phủ cần tập trung cao hơn các nguồn vốn từ năm 2022 và các năm tiếp theo để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

“Việc tập trung đầu tư này nhằm giúp rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng miền, giữa thành thị và miền núi, cũng như giúp tăng cường giữ vững, đảm bảo thế trận quốc phòng - an ninh tại địa bàn chiến lược”, nhấn mạnh điều này, đại biểu đề xuất Bộ Chính trị và Chính phủ quan tâm tạo điều kiện cho các tỉnh Tây Nguyên có thêm những cơ chế, chính sách đặc thù, tạo ra cú hích đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.