Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong nỗ lực trao quyền cho phụ nữ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Việt Nam hiểu rằng chặng đường hiện thực hóa mục tiêu bình đẳng giới nói chung và Chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh nói riêng còn đứng trước nhiều thách thức.

Do đó, việc Việt Nam triển khai xây dựng Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh vào thời điểm này có nhiều ý nghĩa quan trọng, tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong nỗ lực chung cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy chương trình nghị sự này.

Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong nỗ lực trao quyền cho phụ nữ ảnh 1

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: TV)

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết như vậy tại Hội thảo tham vấn quốc gia về dự thảo Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Sự kiện diễn ra trong sáng 6/11 tại Hà Nội, do Bộ Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nêu rõ, phong trào đấu tranh vì quyền của phụ nữ và bình đẳng giới đã đạt nhiều bước tiến quan trọng, trong đó phải kể đến thành tựu về Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Nghị quyết 1325 (2000) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đánh dấu sự ra đời của Chương trình nghị sự quan trọng này, với 2 mục tiêu là: bảo đảm tốt hơn các quyền của phụ nữ, trẻ em gái và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong mọi mặt giai đoạn của tiến trình giải quyết xung đột, xây dựng hòa bình.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, đến nay, Chương trình nghị sự này đã trở thành khuôn khổ quan trọng, là cơ sở để tập hợp nguồn lực, tổ chức hành động, hỗ trợ phụ nữ trong các bối cảnh xung đột, khủng hoảng, từ đó giúp họ bảo vệ tốt hơn các quyền và phát huy hiệu quả hơn vai trò của mình trong xã hội.

Thứ trưởng cho biết, Việt Nam đã ghi dấu ấn quan trọng khi chủ trì thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 1889 (2009) về vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh hậu xung đột – được coi là một trong bốn nghị quyết trụ cột của Chương trình Nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh của Hội đồng Bảo an.

Việt Nam hiện cũng là nước có tỉ lệ nữ chiến sĩ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ ở mức cao, đạt 16%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của LHQ là 4%.

Năm 2020, tại Hà Nội, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị quốc tế kỷ niệm 20 năm thực hiện Nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an LHQ, sự kiện toàn cầu duy nhất trong năm kỷ niệm, và thông qua Cam kết hành động Hà Nội, với 75 nước đồng bảo trợ, trong đó kêu gọi các nước xây dựng Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cũng cho biết, Việt Nam hiểu rằng chặng đường hiện thực hóa mục tiêu bình đẳng giới nói chung và Chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh nói riêng còn đứng trước nhiều thách thức.

Dù chiến tranh trôi qua đã lâu, người dân và nhất là phụ nữ Việt Nam vẫn đối mặt với nguy cơ thường nhật cũng như những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại.

Do đó, việc Việt Nam triển khai xây dựng Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh vào thời điểm này có nhiều ý nghĩa quan trọng, tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong nỗ lực chung cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy chương trình nghị sự này.

Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong nỗ lực trao quyền cho phụ nữ ảnh 2

Các diễn giả và đại biểu dự hội thảo ngày 6/11. (Ảnh: TV)

Phát biểu tại Hội thảo, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam đánh giá cao việc Việt Nam xây dựng Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Bà Tamesis cho rằng đây là hành động hiện thực hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam trong triển khai Cam kết hành động Hà Nội đạt được tại Hội nghị năm 2020. “Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh của Việt Nam thực hiện một trong những Cam kết hành động Hà Nội, đó là công nhận vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong việc tạo lập hòa bình và phát triển bền vững.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Hào hứng tham gia chương trình truyền thông phòng chống xâm hại trẻ em. Ảnh: Duy Chiến

Sôi nổi chiến dịch truyền thông kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em Lạng Sơn

TPO - Sáng 12/12, Tỉnh Đoàn phối hợp với các sở ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiến dịch truyền thông kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và trên 300 học sinh đại diện cho hơn 204 nghìn trẻ em toàn tỉnh.
Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra thông báo Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới với chủ đề “Tiếp cận toàn diện về bình đẳng giới trong và thông qua thể thao” (Comprehensive approach for gender equality in and through sports) sẽ diễn ra từ ngày 9 - 12/1/2024 tại Hà Nội.
Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.
Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TPO - Ngày 4/12, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Chương trình Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.