Bình Phước hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thời gian qua, bên cạnh các chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, tỉnh Bình Phước còn tích cực thực hiện việc hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Với gần 20% dân số là người dân tộc thiểu số, Bình Phước xác định rõ công tác hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS là nhiệm vụ quan trọng. Để thực hiện Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025" trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch và nhiều văn bản khác có liên quan.

Đáng chú ý, hằng năm trong kế hoạch công tác dân tộc của UBND tỉnh đều có nội dung thực hiện kế hoạch Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS. Các cơ quan, ban, ngành của tỉnh cũng có nhiều nỗ lực thực hiện kế hoạch kể trên.

Bình Phước hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số ảnh 1

Một buổi truyền thông phổ biến, tư vấn pháp luật liên quan đến phụ nữ và trẻ em do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước tổ chức vào tháng 10 cho các cán bộ, hội viên, phụ nữ của 8 xã thuộc địa bàn các huyện Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Gia Mập, Lộc Ninh. Ảnh: Hội LHPN tỉnh Bình Phước.

Trong báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2018 - 2025" mới đây, HĐND tỉnh Bình Phước nhận xét: Một số cơ quan đã có nhiều nỗ lực trong công tác phối hợp, triển khai, lồng ghép; nội dung, hình thức tuyên truyền cơ bản phù hợp với các đối tượng: một số nhiệm vụ, mục tiêu đã đạt được kế hoạch đề ra.

Các hoạt động tập huấn, tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức làm công tác liên quan đến bình đắng giới ở cấp huyện, cấp xã, già làng, người có uy tín. Kết quả thực hiện đã góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng, gia đình và cá nhân, từng bước thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới.

Trong việc hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Theo báo cáo của HĐND tỉnh Bình Phước, trong giai đoạn thực hiện đề án, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ trì và phối hợp lồng ghép tổ chức thực hiện in, phát hành 20.000 tờ rơi tuyên truyền về bình đẳng giới, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, ban còn thực hiện các cuộc nói chuyện chuyên đề, tư vấn cho đồng bào DTTS.

Trong năm 2023, Ban Dân tộc đã tổ chức 4 lớp tập huấn, tuyên truyền cho đồng bào DTTS tại 4 xã (Lộc Quang, Lộc Phú huyện Lộc Ninh; Phú Văn, Bù Gia Mập huyện Bù Gia Mập); in và phát hành 2.350 cuốn sổ tay tuyên truyền về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình cấp cho học sinh và phụ huynh các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Ban Dân tộc tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, già làng, người có uy tín; đã chủ trì thực hiện các hội nghị tập huấn cho 1.785 lượt già làng, người có uy tín, trong đó có nội dung bình đẳng giới để thực hiện tuyên truyền cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước từ năm 2018 đến tháng 9/2023, đã phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương tham mưu UBND tỉnh phát động 5 đợt Lễ phát động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. 100% các huyện, thị xã, thành phố đều hưởng ứng tổ chức Lễ phát động theo hướng dẫn của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Không chỉ các sở, ban, ngành, một số địa phương cũng chủ động, tích cực, triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đơn cử như huyện Hớn Quảng, một trong số những huyện có đông dân cư là người DTTS của tỉnh Bình Phước, trong năm 2023, đã tổ chức 2 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng là cán bộ Dân tộc - Tôn giáo, cán bộ xóa đói giảm nghèo xã, thị trấn, Ban công tác mặt trận ấp, già làng, người có uy tín, thanh thiếu niên là người DTTS với 280 lượt người tham gia của các xã.

Đến tháng 9 năm 2023, 100% cán bộ, công chức làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức công tác liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, cấp xã và người có uy tín, già làng tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào DTTS của huyện Hớn Quảng, được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

Tuy nhiên, theo HĐND tỉnh Bình Phước, công tác hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS của tỉnh cũng còn gặp nhiều thách thức như kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS còn khó khăn; trình độ dân trí, nhận thức của một bộ phận đồng bào DTTS về bình đẳng chưa đồng đều, còn hạn chế; kinh phí để thực hiện các hoạt động về bình đẳng giới chưa đáp ứng được việc nhân rộng mô hình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, công tác gia đình cấp huyện, xã kiêm nhiệm, không ổn định... Những điều này đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, địa phương nỗ lực khắc phục để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Hào hứng tham gia chương trình truyền thông phòng chống xâm hại trẻ em. Ảnh: Duy Chiến

Sôi nổi chiến dịch truyền thông kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em Lạng Sơn

TPO - Sáng 12/12, Tỉnh Đoàn phối hợp với các sở ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiến dịch truyền thông kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và trên 300 học sinh đại diện cho hơn 204 nghìn trẻ em toàn tỉnh.
Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra thông báo Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới với chủ đề “Tiếp cận toàn diện về bình đẳng giới trong và thông qua thể thao” (Comprehensive approach for gender equality in and through sports) sẽ diễn ra từ ngày 9 - 12/1/2024 tại Hà Nội.
Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.
Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TPO - Ngày 4/12, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Chương trình Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.