Thanh Hóa:

Biểu dương điển hình sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt trong đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 17/11 , Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị trực tuyến biểu dương điển hình “Sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt” trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2021.

Phong trào “Sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt” trong đồng bào DTTS giai đoạn 2016-2021 tại Thanh Hoá đã chứng minh truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trên tinh thần “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Qua phong trào cho thấy đồng bào các DTTS ngày càng tiến bộ về mọi mặt, thu hẹp dần sự chênh lệch trong phát triển.

Nét nổi bật trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong đồng bào DTTS đó là đã chuyển đổi được nhận thức, thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu từ độc canh “phát, đốt, cốt, trỉa”, sản xuất “tự cung, tự cấp” sang thâm canh tăng vụ và sản xuất hàng hóa. Đồng bào tích cực phát huy thế mạnh của địa phương, giúp nhau vốn, vật tư, cây, con giống, kinh nghiệm sản xuất, ngày công lao động để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm...

Biểu dương điển hình sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt trong đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1
Đại diện lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá trao tặng bằng khen, biểu dương các điển hình sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt.

Nhiều hộ gia đình đã sử dụng các nguồn vốn vay của Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng, cùng với tinh thần cần cù, năng động, sáng tạo, đổi mới nếp nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng thế mạnh về lao động, đất đai vùng đồi, vùng rừng, tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa cây, con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nhằm tạo ra giá trị cao trong sản phẩm hàng hóa.

Với những bước chuyển biến quan trọng, phong trào đã góp phần tăng trưởng kinh tế nông thôn miền núi, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Từ phong trào, đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương đồng bào DTTS tiêu biểu, trở thành tấm gương sáng để bà con học tập, noi theo.

Tại buổi lễ, các đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao hoa và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 60 điển hình sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt giai đoạn 2016-2021. Cũng tại hội nghị, 60 cá nhân điển hình đã được nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.