61 đại biểu dân tộc thiểu số dự Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Triệu Thị Mùi (dân tộc Dao đỏ) và Sùng Lan Phương (dân tộc Mông) là hai trong số 61 đại biểu dân tộc thiểu số tham dự chương trình Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I năm 2023 diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 9 - 10/9. Cả hai đã chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nói lên nguyện vọng, tâm tư của bản thân cũng như của nhiều bạn nhỏ khác gửi đến lãnh đạo các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội.
61 đại biểu dân tộc thiểu số dự Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' ảnh 1

Các đại biểu tề tựu tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 9/9. Ảnh: Xuân Tùng

Trong khuôn khổ chương trình Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I năm 2023, ngày 9/9, các đại biểu đã đặt vòng hoa và dâng hương tại Tượng đài Bắc Sơn và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan Bảo tàng Quốc hội.

Tham dự chương trình có chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I năm 2023. Cùng 263 đại biểu thiếu nhi và 64 đại biểu phụ trách tham dự Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ I năm 2023.

Trong số 263 đại biểu thiếu nhi, có 61 đại biểu dân tộc thiểu số đến từ nhiều vùng miền Tổ quốc.

61 đại biểu dân tộc thiểu số dự Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' ảnh 2

Các đại biểu thiếu nhi mặc trang phục truyền thống tham quan Bảo tàng Quốc hội. Ảnh: Xuân Tùng

Trong chương trình, các đại biểu đã tham quan và tìm hiểu về tòa nhà Quốc hội - nơi đại diện cho cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta. Các em đã được nghe giới thiệu về nhiều hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Quốc hội, như: Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội qua các nhiệm kỳ; mô hình của Tòa nhà Quốc hội; các văn bản luật có tính lịch sử được Quốc hội ban hành; những hoạt động nổi bật của Quốc hội theo chiều dài của lịch sử và hiện tại.

Tại Hội trường Diên Hồng, các em được hướng dẫn kỹ năng, cách thức sử dụng trang thiết bị tương tác tại tòa nhà Quốc hội.

Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I do T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức. Phiên họp giả định tập trung thảo luận hai chủ đề: Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; Phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em. Các ý kiến của đại biểu trẻ em nêu trong phiên họp giả định sẽ được gửi đến lãnh đạo các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội.
61 đại biểu dân tộc thiểu số dự Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' ảnh 3

Em Triệu Thị Mùi tham quan Bảo tàng Quốc hội. Ảnh: Xuân Tùng

Triệu Thị Mùi - đoàn đại biểu Lai Châu, nổi bật với trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao đỏ hồ hởi cho biết lần thứ hai được về Thủ đô Hà Nội, nhưng là lần đầu tiên đến thăm trụ sở làm việc và nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam.

"Em rất vinh dự khi được có mặt ở đây, được trở thành đại biểu của chương trình để đại diện nhiều bạn nhỏ bày tỏ tâm tư, nguyện vọng; đồng thời mong muốn mọi người lắng nghe tiếng nói của trẻ em, cùng trẻ em thực hiện những điều tốt nhất cho trẻ em cả nước, trong đó có việc phòng chống tai nạn thương tích, tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng", Mùi nói.

61 đại biểu dân tộc thiểu số dự Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' ảnh 4

Em Sùng Lan Phương tham quan Bảo tàng Quốc hội. Ảnh: Xuân Tùng

Cùng đoàn đại biểu Lai Châu, Sùng Lan Phương (dân tộc Mông) bày tỏ vui mừng được tham gia Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em và tham quan Tòa nhà Quốc hội. Phương cho biết, Lai Châu có nhiều dân tộc thiểu số, trẻ em còn gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống, đặc biệt trên môi trường mạng. Phương mong muốn có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để trẻ em Lai Châu được đến trường đầy đủ, được cung cấp những kỹ năng cần thiết.

"Em đã chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nói lên nguyện vọng, tâm tư của bản thân cũng như của trẻ em Lai Châu đến với các bác lãnh đạo", Sùng Lan Phương chia sẻ.

61 đại biểu dân tộc thiểu số dự Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' ảnh 5
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Quốc hội. Ảnh: Xuân Tùng
MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.