TPO - Dựa trên quy định pháp luật hiện hành, một bộ công cụ rà soát lao động trẻ em được phát triển nhằm hỗ trợ các địa phương của Việt Nam sàng lọc và xác định nạn nhân và trẻ có nguy cơ trở thành lao động trẻ em.
TPO - Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chủ động ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực, bỏ rơi, mua bán, lạm dụng, xúi giục, kích động trẻ em và các hành vi bị nghiêm cấm khác.
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn vừa ban hành Kết luận về việc tăng cường triển khai mô hình “Hội đồng trẻ em” giai đoạn 2023 – 2027 và đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2027, 100% tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng trẻ em cấp tỉnh.
TPO - Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thực tế, tiếng nói của trẻ em đã làm thay đổi nhận thức của người lớn và góp phần làm thay đổi thế giới. Ý kiến thảo luận của các cháu và đặc biệt là Nghị quyết của phiên họp giả định cũng là cơ sở để Quốc hội, Chính phủ và các ban, ngành, đoàn thể nghiên cứu, tiếp thu, có sự chuẩn bị tốt hơn trong quá trình ban hành các chính sách pháp luật về các vấn đề có liên quan tới trẻ em.
TPO - Sáng 10/9, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, khai mạc phiên họp toàn thể giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I - năm 2023, với sự tham gia 263 đại biểu trẻ em tới từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
TPO - Triệu Thị Mùi (dân tộc Dao đỏ) và Sùng Lan Phương (dân tộc Mông) là hai trong số 61 đại biểu dân tộc thiểu số tham dự chương trình Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I năm 2023 diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 9 - 10/9. Cả hai đã chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nói lên nguyện vọng, tâm tư của bản thân cũng như của nhiều bạn nhỏ khác gửi đến lãnh đạo các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội.
TPO - Ngày 9/9 tại Hà Nội, đoàn đại biểu Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I năm 2023 dâng hương và hoa tại Tượng đài Bắc Sơn và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan Bảo tàng Quốc hội.
TPO - Trong khuôn khổ chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I năm 2023, chiều 8/9, tại Hà Nội, nhóm đại biểu Quốc hội trẻ, Ban Bí thư T.Ư Đoàn và Thường trực Hội đồng Đội Trung ương gặp mặt đại biểu Phiên họp.
TPO - Cục Trẻ em - Bộ Lao động, TB&XH phối hợp với Sở Lao động, TB&XH tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, xã về giảm nghèo đa chiều ở trẻ em và bảo vệ trẻ em. Tham dự có cán bộ một số sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, thành phố và các xã.
TPO - Tại kỳ họp lần thứ 12 Hội đồng Trẻ em TPHCM do Thành Đoàn, Hội đồng Đội TPHCM tổ chức ngày 13/8, nhiều bạn nhỏ đã trực tiếp chia sẻ câu chuyện bản thân gặp phải những ứng xử bạo lực từ bạn bè đồng trang lứa.
TPO - Theo cựu hacker Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) - hiện là chuyên viên giám sát, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia, thông tin cá nhân của trẻ em có thể bị lộ lọt, đánh cắp bởi hacker chỉ trong thời gian rất ngắn. Những thông tin bị đánh cắp này có thể bị kẻ xấu lợi dụng để đe dọa tống tiền, thực hiện những hành động nhạy cảm.
TPO - Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những năm qua, cuộc sống của trẻ em ngày càng được cải thiện, các quyền của trẻ em được quan tâm và thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, công tác gia đình và công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
TPO - Việc nhiều cha mẹ thường xuyên khoe con trên mạng xã hội, đặc biệt các loại chứng nhận, bằng khen về thành tích học tập vô tình làm lộ thông tin cá nhân của các em. Trong các thông tin này có đầy đủ họ tên, lớp, tuổi, hiệu trưởng trường… nên đối tượng lừa đảo sử dụng để lừa bố mẹ, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Sau gần 2 năm bị gián đoạn bởi dịch COVID-19, Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 đã được tổ chức trên quy mô toàn quốc. Nhiều hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em với sự tham gia của toàn xã hội góp phần tăng cường công tác, nâng cao nhận thức về chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 do Bộ LĐ-TB&XH phát động, các tình thành trên toàn quốc đã cùng vào cuộc triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa rộng khắp, xuống tận cấp xã/phường, góp phần thiết thực vào công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Những nỗ lực cũng như cam kết của Việt Nam trong thực hiện các chương trình, dự án phòng chống đuối nước trẻ em đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Trong 9 tháng của năm 2022, đã phát hiện 1.711 vụ xâm hại trẻ em với 1.806 trẻ em. Đó là thông tin được Thứ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà báo cáo tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về trẻ em trong năm 2022 vừa diễn ra.
Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) – bà Catherine Russell đánh giá, trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em; đảm bảo các em phát triển khoẻ mạnh, an toàn, được giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hết tiềm năng của mình.
Bộ LĐ-TB&XH đang đẩy mạnh hệ thống bảo vệ trẻ em, thông qua mở rộng nhân lực làm công tác xã hội, phân bổ ngân sách riêng cho bảo vệ trẻ em. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cam kết tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Theo các chuyên gia,trách nhiệm phòng tránh đuối nước cho trẻ trước hết phải thuộc về gia đình. Bố mẹ và người thân chính là những người có tính tiên quyết đến tính mạng của con trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình do bố mẹ bận rộn công việc đã thiếu quan tâm, giám sát trẻ, dẫn tới các tai nạn thương tâm.
TP - Cùng với nhiều giải pháp, TPHCM đề xuất bắt buộc gắn camera để giám sát, bảo vệ trẻ em. Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Bảo vệ quyền trẻ em - thực trạng và giải pháp” diễn ra ngày 18/8 tại TPHCM.
TPO - Lao động trẻ em đang tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi, khó lường hơn, trong đó là bóc lột tình dục trẻ em trên môi trường mạng là vấn đề nhức nhối.
TPO - Sau vụ việc một cháu nhỏ hơn 3 tuổi ở Hà Nam bị hàng xóm hành hung rồi cho vào tủ cấp đông dẫn tới sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sáng 17/8, Bộ LĐ-TB&XH đã có công điện đề nghị lãnh đạo các địa phương tăng cường biện pháp bảo vệ trẻ em, xử lý nghiêm và kịp thời các cá nhân, tổ chức xâm hại trẻ em.
TPO - Nhiều đại biểu dự diễn đàn trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2022 – 2027 sôi nổi thảo luận, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng ứng xử cho trẻ em vùng cao trên môi trường mạng xã hội.
TPO - Ngày 31/5, Sở LĐ – TBXH phối hợp cùng UBND TX. Ba Đồn (Quảng Bình) tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em” tại tỉnh Quảng Bình.
TPO - Ngày 28/5, Hội đồng Đội tỉnh Hà Nam tổ chức chương trình Khai mạc hè, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 và Liên hoan “Vũ điệu tuổi hồng”.
TPO - Theo Cục trưởng Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Đặng Hoa Nam, mỗi khi có vụ việc liên quan tới xâm hại trẻ em, mọi người đều nói có tới 17 cơ quan, tổ chức tham gia bảo vệ trẻ em sao nhưng mỗi cơ quan, tổ chức đều có trách nhiệm của mình nên mới có cảnh “công tranh, còn tội thì tránh”. Việc trẻ em đang hàng ngày đối mặt nhiều nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng là điều đáng lo hiện nay.
TPO - Theo luật sư Lê Hồng Hiển - người bảo vệ pháp luật cho bé N.A (bé gái 3 tuổi ở Hà Nội nghi bị người tình của mẹ đóng đinh vào đầu) cho biết, hiện chị Nguyễn Thị L. (mẹ bé N.A) rơi vào trạng thái rối bời, chỉ mong con gái sẽ tỉnh lại, nếu không sẽ ân hận cả đời.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em xác nhận, tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) nhận cuộc gọi từ người thân của bé gái bị cắm đinh vào đầu yêu cầu hỗ trợ và đã vào cuộc ngay.