Vì sao phụ nữ Dao luôn tự thêu quần áo?

Cả gia đình quây quần tự thêu quần áo cho mình để chuẩn bị cho lễ cấp sắc
Cả gia đình quây quần tự thêu quần áo cho mình để chuẩn bị cho lễ cấp sắc
TP - Con đường khúc khuỷu, gập ghềnh dẫn chúng tôi lên được thôn Đồng Và, xã Yên Than, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). Ở đây vài chục nóc nhà người Dao Thanh Phán sống quây quần bên sườn núi yên bình.

Ở tuổi 80, cụ Chíu Mản Múi vẫn miệt mài ngồi bên thềm nhà thêu những đường chỉ lên đôi tay áo. Những sợi chỉ đỏ luồn lách qua tấm vải như đang nhảy nhót trên đôi tay bà. Ánh mặt trời buổi sáng lọt qua từng kẽ lá rọi xuống khu vườn. Cụ Múi ngẩng đầu cười khi phát hiện chúng tôi đang chụp ảnh cụ.

Vì sao phụ nữ Dao luôn tự thêu quần áo? ảnh 1

Cụ Chíu Mản Múi ngồi bên thềm nhà chuẩn bị đồ nghề để thêu trang phục truyền thống.

“Đây là áo con dâu, hai chiếc kia là của 2 đứa con gái, còn treo ở đằng xa nhỏ nhỏ, xinh xinh kia là của 2 đứa cháu gái. Chúng nó đang thêu dở để kịp mặc cho lễ cấp sắc đứa cháu trai. Tất cả quần áo của người Dao chúng tôi đều phải tự tay người phụ nữ cắt may, thêu thùa”, Cụ Múi nói.

Đối với người Dao mặc trang phục dân tộc vừa là sự tự hào, hãnh diện, vừa mang yếu tố tâm linh. Bởi đối với người Dao trong mọi nghi lễ cúng, nhất là cúng cấp sắc thì các thành viên của gia đình đều phải mặc quần áo truyền thống của dân tộc mình. Gia đình nào tự làm được trang phục thì tổ tiên sẽ chứng giám cho lòng thành. Nhờ vậy mà đối với người phụ nữ Dao việc cắt may, thêu thùa trang phục cho gia đình có ý nghĩa rất quan trọng, không thể không làm.

Với cụ Múi, từ khi sinh ra việc thêu thùa đối với bà là việc không thể thiếu. Ở tuổi 80, mắt mờ tay chậm nhưng cụ vẫn tự thêu quần áo cho mình. Vào những ngày nhàn rỗi, cụ lại ngồi nối từng sợi chỉ để truyền lại cho con cháu mai sau nghề thêu truyền thống của dân tộc mình.

“Trang phục dân tộc là hồn cốt của người Dao chúng tôi, không có trang phục sẽ không có lễ cấp sắc. Ý thức được tầm quan trọng và nét văn hóa độc đáo đó, tôi luôn chú trọng việc truyền nghề thêu cho con cháu, duy trì cho hậu thế”. Cụ Chíu Mản Múi

“Trang phục dân tộc là hồn cốt của người Dao chúng tôi, không có trang phục sẽ không có lễ cấp sắc. Ý thức được tầm quan trọng và nét văn hóa độc đáo đó, tôi luôn chú trọng việc truyền nghề thêu cho con cháu, duy trì cho hậu thế”, Cụ Múi nói.

Hiện nay trên địa bàn xã Yên Than đã xuất hiện một số câu lạc bộ thêu thùa, hoạt động sôi nổi, thiết thực. Các câu lạc bộ sinh hoạt đều đặn vào ngày cuối tuần tại nhà văn hóa thôn. Qua giao lưu mọi người có thể trao đổi để nâng cao kỹ năng thêu sao cho bền, đẹp, nhanh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.