Điện Biên:

Về Lả Chà đón Tết Hoa mào gà cùng đồng bào dân tộc Cống

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tết Hoa mào gà hay còn gọi Tết Hoa, theo tiếng của đồng bào dân tộc Cống là “Mền Loóng Phạt Ái” là 1 trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Điện Biên

Trong 2 ngày 8 - 9/11, đồng bào dân tộc Cống tại bản Lả Chà, xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ) tổ chức đón tết trong không khí vui tươi và giàu bản sắc.

Tết Hoa của dân tộc Cống ở Lả Chà là một nét văn hóa độc đáo, khẳng định quá trình hình thành, tồn tại và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần. Tết Hoa cũng gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng.

Tết Hoa của dân tộc Cống gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ tổ chức tại nhà thầy cúng hoặc trưởng họ sau đó mỗi gia đình sẽ về làm lễ tại bàn thờ tổ tiên của gia đình mình. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian mang nhiều nét đặc sắc…

Suốt những ngày Tết, cả bản tưng bừng trong không khí lễ hội, họ nắm tay nhau trong điệu xòe đoàn kết và cùng hát những làn điệu dân ca truyền thống rồi nhảy múa, hát ca và ném những hạt giống thóc, ngô ra khắp không gian xung quanh với mong ước bản làng bước sang một năm mới vạn vật sẽ sinh sôi, nảy nở.

Từ sáng sớm, mỗi gia đình đều cử người đi hái hoa mào gà. Người được cử đi hái phải là phụ nữ. Họ chọn những bông hoa mào gà đẹp nhất đem về làm lễ cúng và trang trí nhà cửa.

Một số hình ảnh trong ngày Tết Hoa tại bản Lả Chà, xã Pa Tần:

Về Lả Chà đón Tết Hoa mào gà cùng đồng bào dân tộc Cống ảnh 1

Từ sáng sớm, chị em phụ nữ đã rủ nhau lên nương rẫy, ra bờ suối hái hoa mào gà để chuẩn bị cho lễ hội.

Về Lả Chà đón Tết Hoa mào gà cùng đồng bào dân tộc Cống ảnh 2

“Thầy mo”, già làng, phụ nữ trong bản trang trí cây niêu cho phần lễ cúng chính của bản.

Về Lả Chà đón Tết Hoa mào gà cùng đồng bào dân tộc Cống ảnh 3
Về Lả Chà đón Tết Hoa mào gà cùng đồng bào dân tộc Cống ảnh 4

Tại nhà thầy cúng, các gia đình sẽ mang lễ vật đến và bày biện lên mâm cúng đặt dưới chân cây hoa. Con vật dâng lễ hiến sinh (gà), các loại củ, quả, bánh, 2 con cá khô nấu canh với lá xả (pùm phi), khoai sọ (pùm xì), rượu (tý khá)…được sắp đặt trên mâm cúng.

Về Lả Chà đón Tết Hoa mào gà cùng đồng bào dân tộc Cống ảnh 5

Trong Tết Hoa mào gà, dân bản sẽ cầu xin tổ tiên, thần linh những điều tốt đẹp; người dân trong bản cũng chúc cho nhau những điều tốt đẹp, cùng sum vầy, đoàn kết, vui chơi để bản làng càng thêm đoàn kết.

Về Lả Chà đón Tết Hoa mào gà cùng đồng bào dân tộc Cống ảnh 6

Sau các phần nghi lễ tâm linh, mọi người dân trong bản sẽ tham gia vào các hoạt động của ngày hội với nhiều trò chơi dân gian và các điệu múa truyền thống.

Về Lả Chà đón Tết Hoa mào gà cùng đồng bào dân tộc Cống ảnh 7
Về Lả Chà đón Tết Hoa mào gà cùng đồng bào dân tộc Cống ảnh 8

Dân bản thi kéo co.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.