Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TP - Lần đầu tiên, ngày hội văn hóa của 14 dân tộc ít người đến từ 11 tỉnh trong cả nước được tổ chức tại Lai Châu, là dịp để tôn vinh bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số.
Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ảnh 1
Tái hiện trích đoạn Tết ngô của đồng bào dân tộc Cống, ở huyện Mường Tè, Lai Châu. Ảnh: Đinh Thùy

Chiều 3/11, ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất được tổ chức tại Lai Châu. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người”, ngày hội giới thiệu cái nhìn tổng quan nhất về tinh hoa văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số.

Trong khuôn khổ ngày hội, nhiều hoạt động được tổ chức như dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Lai Châu; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc có số dân dưới 10.000 người; gặp mặt các nghệ nhân tiêu biểu, người có nhiều thành tích đóng góp trong công tác bảo tồn và trao truyền văn hóa truyền thống của 14 dân tộc…

Bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ VH-TT-DL cho biết, thông qua các hoạt động của ngày hội, người dân và du khách có thể hiểu thêm một không gian văn hóa đặc biệt ý nghĩa. Tại đây, các chủ thể văn hoá, các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các dân tộc có số dân dưới 10.000 người có cơ hội, điều kiện được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Du khách đến Lai Châu những ngày này hào hứng khi được trải nghiệm, chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi, rực rỡ sắc màu. Chị Nguyễn Phương Mai du khách đến từ Hà Nội, cho biết, chị ấn tượng nhất với nghi thức Tết ngô của đồng bào người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu). Không chỉ vậy, chị còn được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo nên những bộ trang phục độc đáo, đầy màu sắc.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.