Sôi động Tuần ‘Đại đoàn kết các Dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam 2022’

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi diễn ra chuỗi chương trình phong phú của Tuần “Đại đoàn kết các Dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam 2022”.

Tuần Đại đoàn kết các Dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam 2022 diễn ra từ 18-23/11 do Bộ VHTTDL, UBTƯ MTTQ VN chỉ đạo và phối hợp thực hiện, Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp Vụ Văn hoá dân tộc tổ chức.

Chuỗi hoạt động nhằm chào mừng Ngày truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11); Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11). Đây cũng là dịp tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Ông Trịnh Ngọc Chung, Quyền trưởng BQL Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết: “Điểm nhấn của chuỗi các hoạt động là Chương trình khai mạc diễn ra lúc 20h10 ngày 18/11 tại sân khấu nổi hồ Đồng Mô và được phát trực tiếp trên sóng VTV1”.

Sôi động Tuần ‘Đại đoàn kết các Dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam 2022’ ảnh 1

Có nhiều không gian tôn vinh văn hóa các cộng đồng dân tộc anh em tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Một số hoạt động chính của Tuần Đại đoàn kết các Dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam 2022: Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc phía Bắc lần thứ nhất; Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc, Giải vô địch Anh tài Vật dân tộc quốc gia năm 2022, Tái hiện lễ hội, phong tục tập quán của một số dân tộc như: Lễ kết nghĩa mẹ con dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk), nghi thức đặt tên dân tộc Chăm (tỉnh An Giang), giới thiệu Nghệ thuật bài chòi (tỉnh Phú Yên)...

Trả lời báo chí về Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022, bà Nguyễn Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc cho biết có 22 dân tộc với 30 nhóm - ngành, cùng hơn 500 nghệ nhân, diễn viên quần chúng đến từ 17 tỉnh, thành phố tham gia liên hoan.

Trả lời câu hỏi của Tiền Phong về hoạt động tái hiện không gian chợ phiên phía Bắc, ông Trịnh Ngọc Chung cho biết, BTC lựa chọn Hòa Bình là địa phương chủ đạo tham gia tái hiện chợ phiên. Ban Tổ chức đảm bảo đặc sản đưa tới không gian chợ phiên đều là đặc sản, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, đây cũng là nơi tái hiện không gian văn hóa dân tộc phía Bắc để du khách tương tác.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.