Nhiều giải pháp để đẩy lùi hủ tục ở rẻo cao

0:00 / 0:00
0:00
Huyện miền núi rẻo cao Minh Hoá có nhiều tộc người thiểu số sinh sống
Huyện miền núi rẻo cao Minh Hoá có nhiều tộc người thiểu số sinh sống
TP - Nhờ thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt mà nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết (TH-HNCH) tại huyện miền núi rẻo cao Minh Hoá (Quảng Bình), nơi có nhiều tộc người thiểu số sinh sống từng bước được đẩy lùi.

Một trong những giải pháp đang dần đẩy lùi các hủ tục ở địa bàn này phải kể đến Dự án “Nâng cao nhận thức pháp luật và hỗ trợ pháp lý đối với các vấn đề về TH-HNCH cho phụ nữ, trẻ em vị thành niên là người dân tộc thiểu số tại 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa”, do Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa và phát triển (CIRD) thuộc Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước (Sở Tư pháp) phối hợp thực hiện

Ông Châu Văn Huệ, Phó Giám đốc CIRD cho biết: Đặc điểm chung của đồng bào dân tộc thiểu số là nhiều người không biết chữ hoặc không hiểu rõ tiếng phổ thông. CIRD đã lựa chọn việc xây dựng, vận hành các câu lạc bộ (CLB) gia đình và pháp luật (GĐ-PL) mà thành viên chủ yếu người bản địa làm nòng cốt. Các thành viên này trở thành các tuyên truyền viên cộng đồng, tham gia hỗ trợ và phổ biến các kiến thức liên quan đến pháp luật về hôn nhân, gia đình tại địa phương.

Nhiều giải pháp để đẩy lùi hủ tục ở rẻo cao ảnh 1

Cán bộ của CIRD và Trung tâm trợ giúp pháp lí Quảng Bình trong một buổi hướng dẫn và tuyên truyền pháp luật

“Từ khi Dự án đi vào hoạt động trên địa bàn Minh Hoá, đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức của đồng bào. Đặc biệt dự án đã giúp phụ nữ, trẻ em có thêm kiến thức pháp luật, ý chí và động lực để vươn lên trong cuộc sống”. Ông Đinh Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa

Ông Huệ chia sẻ: “Với đồng bào, tuyên truyền không gì hiệu quả bằng trực quan sinh động. Chúng tôi tổ chức các phiên tòa giả định với sự tham gia của đông đảo học sinh từ bậc THCS trở lên. Qua phiên tòa, các em biết được thế nào là TH, thế nào là HNCH và anh em trong phạm vi 3 đời thì không được kết hôn, biết được độ tuổi phù hợp để kết hôn. Từ đó, các em có thể tự mình thực hiện hoặc tuyên truyền cho gia đình, bạn bè, anh em trong bản làng để thực hiện tốt việc phòng, chống nạn TH-HNCH”.

Bà Cao Thị Hậu, người Sách, thành viên CLB GĐ-PL xã Hóa Sơn tâm sự: “Dự án đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Sau khi được tập huấn, tôi cảm thấy tự tin hơn để chia sẻ kiến thức cho cộng đồng. Chúng tôi đã giúp được nhiều gia đình không còn bạo lực nữa, góp phần ngăn chặn các hủ tục, đặc biệt là nạn TH-HNCH”.

Ngoài ra, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân liên quan đến TH-HNCH, CIRD phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh lập đường dây nóng liên lạc, tư vấn pháp luật; đại diện, bào chữa cho các vụ án liên quan đến TH-HNCH hoặc bạo lực gia đình. Người dân bắt đầu tiếp cận được dịch vụ tư vấn pháp lý trực tuyến.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.