Người dân Đạ K’Nàng đổi đời nhờ chuối tiến vua

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhiều hộ người K’Ho, Dao ở xã Đạ K’Nàng đã tham gia chuỗi liên kết trồng chuối tiến vua, mạnh dạn tái canh cà phê nên thu nhập ngày càng cao. Mặc dù nằm ở vùng xa nhưng Đạ K’Nàng lại là xã đầu tiên của huyện nghèo Đam Rông (Lâm Đồng) thoát nghèo.
Người dân Đạ K’Nàng đổi đời nhờ chuối tiến vua ảnh 1

Thu hoạch chuối tiến vua

Chị Kon Sơ Ka Hương (dân tộc K’Ho) cho biết, gia đình chị có vườn cà phê rộng 1ha nhưng đã trồng hơn 20 năm nên năng suất giảm nhiều. Gia đình chị quyết định trồng xen cà tím, ớt cay và 1.000 cây chuối Laba vào vườn cà phê. Loại chuối này trước kia được trồng để cung tiến cho vua.

Mỗi khi đến đợt thu hoạch, HTX Laba Banana Đạ K’Nàng cho xe đến thu mua tại vườn với giá ổn định là 5.500 đồng/kg. Thu nhập từ chuối tiến vua cao gấp mấy lần vườn cà phê nên gia đình chị đã chuyển toàn bộ diện tích cà phê sang trồng chuối.

Người dân Đạ K’Nàng đổi đời nhờ chuối tiến vua ảnh 2

Chuối La ba sai quả

Người dân Đạ K’Nàng đổi đời nhờ chuối tiến vua ảnh 3

Nải chuối Laba trông rất bắt mắt

Tương tự, hộ chị Đặng Thị Phương (dân tộc Dao) cũng đã chuyển 5.000m2 cà phê để trồng chuối Laba.

“Gia đình mình chỉ cần có đất và công lao động, còn cây giống, kỹ thuật canh tác và tiêu thụ sản phẩm đều được HTX lo hết. Người phụ trách kỹ thuật của HTX đến tận nơi chỉ cách trồng, tưới nước, bón phân, bao phủ buồng chuối để ngăn côn trùng xâm nhập”, chị Phương vui vẻ nói.

Cũng theo chị Phương, thu hoạch đến đâu thì HTX trả tiền đến đó với giá 5.500 đồng/kg, cao hơn nhiều lần giá mà các thương lái trước đây đã trả cho các loại chuối giống cũ ở địa phương.

Người dân Đạ K’Nàng đổi đời nhờ chuối tiến vua ảnh 4

Làm sạch các buồng chuối trước khi sơ chế

Một trong những người trồng chuối tiến vua nhiều nhất ở Đạ K’Nàng là ông Minh Tua. Gia đình ông trồng gần 4ha chuối, được bao tiêu toàn bộ sản phẩm nên có thu nhập khá cao: Hơn 600 triệu đồng/năm.

Theo Giám đốc HTX Nguyễn Huy Phương, có tới 200ha chuối Laba của các hộ dân liên kết đang cho thu hoạch. Diện tích chuối này được trồng xã Đạ K’Nàng (Đam Rông) và các xã Phú Sơn, Tân Hà (Lâm Hà).

Tuy các huyện phía bắc của tỉnh Lâm Đồng đều có thể trồng chuối Laba nhưng đạt chất lượng tốt nhất là các xã Đạ K' Nàng và Phú Sơn. Do thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp nên chuối ở vùng này không chỉ phát triển nhanh, cho trái to, đều mà chất lượng cũng vượt trội.

Người dân Đạ K’Nàng đổi đời nhờ chuối tiến vua ảnh 5

Sơ chế để đóng gói chuối ngay sau khi thu hoạch

Một số chuyên gia Nhật Bản đã đến tận các khu vườn ở Ðạ K’Nàng để thẩm định chất lượng chuối Laba.

Ông Hay Ashi Yohei, chuyên gia đến từ Nhật Bản nhận định khí hậu ở Ðạ K’Nàng khác biệt so với các vùng mà ông từng khảo sát và chuối ở đây rất phù hợp với khẩu vị của người Nhật.

Người dân Đạ K’Nàng đổi đời nhờ chuối tiến vua ảnh 6

Các chuyên gia người NHật đến Đạ K' Nàng để thẩm định chất lượng chuối Laba

Giám đốc Phương cho hay đối tác từ Nhật Bản đã đầu tư khoảng 2 tỷ đồng để gắn chip kết nối với điện thoại thông minh nhằm theo dõi, điều khiển các “lệnh” canh tác chuối hàng ngày theo hướng GlobalGAP.

Sản lượng chuối tiến vua chất lượng cao của HTX xuất khẩu sang Nhật đạt khoảng từ 15 - 20 tấn/ngày… Hàng chục lao động địa phương thường xuyên tham gia công đoạn thu hoạch, sơ chế, đóng gói chuối để xuất khẩu.

Cũng theo ông Phương, việc xuất khẩu chuối sang Nhật (thị trường khó tính bậc nhất thế giới) đang rộng mở nên nguồn cung chuối Laba hiện tại chưa thể đáp ứng nhu cầu đặt hàng của đối tác. Dự kiến từ năm 2025 trở đi, HTX phải đạt công suất từ 70 - 75 tấn/ngày, tương ứng với vùng nguyên liệu cần xây dựng ổn định lên 1.000 ha.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.