Nghệ An tôn vinh người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
Nghệ An tôn vinh người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TPO - Tỉnh Nghệ An vừa tổ chức Hội nghị tuyên dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ III, năm 2021. Qua đó, Hội nghị đã tôn vinh 190 cá nhân tiêu biểu.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Vi Văn Sơn - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An khẳng định, đây là sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, là dịp để biểu dương, tôn vinh những cá nhân có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nghệ An tôn vinh người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ảnh 1

Ông Vi Văn Sơn - Trưởng ban dân tộc tỉnh Nghệ An phát biểu khai mạc hội nghị.

Hội nghị cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận toàn diện những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, thống nhất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cho giai đoạn 2021-2023 phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương.

Ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ chúc mừng và đánh giá cao những kết quả mà các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc tỉnh Nghệ An đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng thời gian qua.

Nghệ An tôn vinh người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ảnh 2

Toàn cảnh Hội nghị.

Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, với 16.487 km2, trong đó, vùng dân tộc và miền núi chiếm 83% diện tích toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh, gồm 47 dân tộc thiểu số cùng sinh sống xen kẽ ở 12 huyện, thị xã.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh Nghệ An giảm còn khoảng 3%. Riêng 4 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu) giảm xuống còn 30,38% cuối năm 2019, bình quân giảm mỗi năm 5,22%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 toàn tỉnh đạt 44,34 triệu đồng, riêng vùng dân tộc thiểu số đạt 29,5 triệu đồng; số xã khu vực 3 giảm từ 106 năm 2016 xuống còn 76 xã, số thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 1.182 xuống còn 588 thôn, bản năm 2021....

Nghệ An tôn vinh người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ảnh 3

Tại Hội nghị, 190 cá nhân tiêu biểu được tôn vinh.

Trong giai đoạn 2019-2021, số người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của Nghệ An là 3.718 lượt người, bao gồm nhiều thành phần: già làng, trưởng thôn, trưởng bản, bí thư chi bộ thôn, bản, trưởng dòng họ, cựu chiến binh, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nghỉ hưu, người sản xuất giỏi...

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An quyết định trao tặng Bằng khen cho 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần vào xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2019-2021. Ngoài ra, 182 người có uy tín tiêu biểu khác cũng được nhận Giấy khen của Trưởng ban Dân tộc tỉnh.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.