Lên núi dựng chòi, hứng sóng học bài

0:00 / 0:00
0:00
Xồng Bá Dần và Xồng A Thành học trực tuyến trên lán dựng tạm ở bản Mường Lống, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An
Xồng Bá Dần và Xồng A Thành học trực tuyến trên lán dựng tạm ở bản Mường Lống, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An
TP - Hai cậu học trò người Mông, Xồng A Thành và Xồng Bá Dần, học sinh lớp 6A1 Trường Phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) THCS Quế Phong (Nghệ An) ngồi trong chòi dựng chênh vênh giữa núi rừng hoang vu “hứng sóng”, học trực tuyến. Hình ảnh ấy ám ảnh suốt chuyến đi.

Nhà hai em lại ở bản Mường Lống, xã biên giới Tri Lễ. Đường sá xa xôi hiểm trở, nơi đây không có sóng điện thoại. Trúng tuyển vào trường dân tộc nội trú của huyện, nhưng xã Tri Lễ đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 nên cả 2 chưa thể nhập học. Qua ngày khai giảng, rồi đến khi cả lớp bắt đầu học trực tuyến hơn 1 tuần, 2 em vẫn chưa thể tham gia học được.

Dù trước đó khi nhận danh sách lớp, cô Lữ Thị Thanh Hải (giáo viên Trường Phổ thông DTNT THCS Quế Phong) đã ghi số điện thoại của mình, gửi cho người đi đường lên Tri Lễ, nhờ họ bằng cách nào đó, giao đến người nhà của hai em và nhắn gọi lại cho mình. Sau bao ngày chờ đợi, rồi cô cũng nhận được cuộc gọi từ anh Xồng Bá Tủa- bố Dần.

“Gặp được phụ huynh, tôi thông báo cho phụ huynh về kế hoạch dạy học trực tuyến của nhà trường. Nhưng xã biên giới Tri Lễ nằm biệt lập, xa xôi hẻo lánh, không biết các em có thể tham gia được không”, cô Hải chia sẻ.

Để con không bị thua thiệt bạn bè, ông bố người Mông đã mang dao rựa, ra bìa rừng dựng lán, “dò sóng”, sau đó đưa A Thành và Dần đi học. Chuẩn bị đầy đủ, anh Tủa mới gọi cho cô giáo.

“Lần đầu tiên nhìn thấy học sinh của mình, lúc các em đã ngồi trong lán, chờ được học, tôi đã bật khóc, nước mắt cứ thế trào ra. Lần đầu tiên, thay vì cô đi tìm trò, tìm phụ huynh, thì phụ huynh đã tìm được cô”, cô Hải xúc động.

Ngay sau khi kết nối được sóng, 2 em cũng vào học buổi đầu tiên giữa núi rừng, qua chiếc điện thoại di động nhưng phải đặt cố định một chỗ tránh “rớt sóng”. Anh Tủa còn cẩn thận nhờ một thanh niên ở trong bản thạo sử dụng điện thoại đi cùng để nghe cô giáo truyền đạt cách cài đặt phần mềm, vào lớp học qua hệ thống LMS và hứa mỗi buổi học sẽ đi theo 2 em để đăng nhập giúp, cho đến khi thông thạo mới thôi.

Xồng Bá Dần và Xồng A Thành từng là học sinh của Trường Tiểu học Tri Lễ 4 - ngôi trường thuộc diện khó khăn nhất xứ Nghệ. Cả Dần và Thành đều là con hộ nghèo, nhưng hai bạn rất ham học, học giỏi so với các bạn trong lớp và đã biết nói khá thành thạo tiếng Việt. Riêng A Thành có hoàn cảnh éo le vì bố đang phải thi hành án. Một mình mẹ Thành đầu tắt mặt tối trên nương rẫy nhưng quyết không để con thất học. Còn Xồng Bá Dần gặp tai nạn lúc nhỏ, đến giờ vẫn còn vết sẹo lớn do bỏng để lại, sức khỏe yếu.

Với sự ham học và thành tích tốt, cả 2 cùng trúng tuyển vào Trường Phổ thông DTNT THCS Quế Phong.

Cô Nguyễn Kim Ngân - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT THCS Quế Phong cho hay: “Hiện trường vẫn đang được trưng dụng làm khu cách ly tập trung. Vì vậy, từ 6/9 đến nay, toàn trường triển khai dạy học trực tuyến. Tỷ lệ học sinh tham gia liên tục các buổi học đều đạt trên 90%. Đây là điều bất ngờ đối với ngôi trường huyện biên giới.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.