Lên đỉnh Mẫu Sơn xem lễ rước dâu ban đêm của người Dao

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lễ rước dâu được tổ chức trong đêm. Trong buổi lễ, cô dâu phải thực hiện nhiều phong tục tập quán độc đáo, riêng có của người Dao địa phương.

Thông qua các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, trai làng, sơn nữ người Dao tìm hiểu, hò hẹn. Sau thời gian tìm hiểu, chàng trai sẽ nói với cha mẹ sang nhà cô gái để thưa chuyện.

Nếu bố mẹ cô gái đồng ý, nhà trai tiếp tục xin “mệnh”, lấy ngày tháng, năm sinh của cô gái về nhờ thầy xem có hợp nhau hay không. Mọi điều đều thuận lợi, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt, mang lễ vật, sang nhà gái xin dâu.

Lên đỉnh Mẫu Sơn xem lễ rước dâu ban đêm của người Dao ảnh 1

Trước khi về nhà chồng, vào lúc 23 giờ, cô dâu (giữa) cùng 2 phụ dâu ăn bữa cơm ở nhà mình một cách vui vẻ. Ảnh: Sơn Tùng

Lên đỉnh Mẫu Sơn xem lễ rước dâu ban đêm của người Dao ảnh 2

Cô dâu (bìa trái) được phụ dâu đưa rước về nhà chồng. Ảnh: Sơn Tùng

Lên đỉnh Mẫu Sơn xem lễ rước dâu ban đêm của người Dao ảnh 3

Cô dâu luôn được phụ dâu che ô khi đi về nhà chồng. Ảnh: Sơn Tùng

Lên đỉnh Mẫu Sơn xem lễ rước dâu ban đêm của người Dao ảnh 4

Đến cửa nhà chồng, cô dâu phải sửa sang, thay mới bộ quần áo cưới. Ảnh: Sơn Tùng

Lên đỉnh Mẫu Sơn xem lễ rước dâu ban đêm của người Dao ảnh 5

Ngay trong đêm, cô dâu và chú rể phải thực hiện các nghi lễ truyền thống của người Dao. Ảnh: Sơn Tùng

Bà Lý Dương Liễu, nhà nghiên cứu dân tộc Dao ở Lạng Sơn cho biết: “Về lễ vật, nhà trai mang gà, rượu, thịt và tiền “thách cưới” sang nhà gái. Số tiền này nhà gái dùng để chuẩn bị quần áo, tư trang cho cô dâu về nhà chồng. Từ khi ăn hỏi đến khi cưới khoảng 1 năm để cô gái phải thêu thùa quần áo cưới.

"Ở xứ Lạng có phong tục, khi phụ nữ Dao đi lấy chồng thường sắm trang sức rất nhiều, nhất là vòng bạc có từ 5 - 7 vòng, vòng tay hai đến ba chiếc. Tất cả vòng đều bằng bạc trắng. Quần áo mặc hôm về nhà chồng nặng hàng cân, gồm nhiều tầng lớp váy áo sặc sỡ. Ngoài ra còn có dây xà tích treo bên hông có chùm hoa bạc. Trang phục chú rể đơn giản hơn, gam màu đen, quần ống rộng, đầu đội khăn xếp rộng vành”, bà Liễu nói.

Theo bà Liễu, người Dao thường tổ chức đưa dâu vào ban đêm. Trước giờ đưa dâu, một nghi lễ cúng tế được thực hiện. Cô dâu trong trang phục cưới, cổ và tay đeo vòng bạc, trên đầu đội khăn đỏ to che kín mặt, đứng trước bàn thờ để thầy làm lễ. Lễ vật cúng tế gồm 1 con gà, vàng mã, 5 chén rượu.

Xong lễ, người thổi kèn trước bàn thờ chúc mừng gia đình, tiễn biệt tổ tiên lên đường. Trên đường về nhà chồng, các phù dâu có nhiệm vụ che ô cho cô dâu. Trong đoàn rước dâu có người thổi Phằn tỵ (kèn Phí Lè) với những giai điệu vui vẻ

Khi đến gần nhà trai, đoàn đưa dâu sẽ nghỉ chân. Nhà trai cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ ra cổng đón.

Trước khi cho cô dâu vào nhà, nhà trai lấy một chậu nước, một con dao, một đôi giầy mới, chuẩn bị ba cành đào... Bước vào nhà, cô dâu bỏ đôi giầy cũ. Một bé trai nhà chú rể sẽ dùng chậu nước để rửa chân rồi đi giầy mới cho cô dâu.

Lên đỉnh Mẫu Sơn xem lễ rước dâu ban đêm của người Dao ảnh 6

Tờ mờ sáng, chú rể (giữa) cùng phù rể đón cô dâu, phù dâu vào nhà làm lễ thành hôn. Ảnh: Duy Chiến

Lên đỉnh Mẫu Sơn xem lễ rước dâu ban đêm của người Dao ảnh 7

Chú rể cảm ơn lời chúc tụng của khách, hàng xóm đến chúc mừng. Ảnh: Duy Chiến

Lên đỉnh Mẫu Sơn xem lễ rước dâu ban đêm của người Dao ảnh 8

Người Dao đón khách đến dự đám cưới bằng những chén rượu men lá truyền thống Mẫu Sơn. Ảnh: Duy Chiến

Kết thúc nghi lễ vào cửa, cô dâu được đưa vào buồng, chậu nước được bê vào đặt dưới gầm giường cô dâu để đó ba ngày mới đổ đi.

Đám cưới được tổ chức hai ngày hai đêm. Đêm đó, các cô gái, chàng trai đôi bên được dịp hát Páo Dung. Càng về khuya, lời Páo Dung càng da diết, thiết tha để chúc phúc đôi vợ chồng trẻ người Dao.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.