Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô ảnh 1

Dân tộc Lô Lô có khoảng 4.541 người. Riêng ở thôn Sảng Pả A thị trấn Mèo Vạc có 71 hộ với 246 khẩu và 8 dòng họ. Cán, Lèng, Lùng, Thàng, Lò, Mua, Dình, Doãn. Đây cũng là một trong những dân tộc ít người nhất của nước ta

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô ảnh 2

Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô ảnh 3

Đồ tế Lễ phải có rượu ngô, 2 con dê, cỏ danh tép thành dây dài luồn những thanh kiếm gỗ phu xi cho dê cõng, 1 thanh kiếm sắt, hạt ngô, 1 đôi sừng trâu.

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô ảnh 4

1 con gà trống trắng, 3 cành lao, 3 cành đào nhỏ, 3 cành mận nhỏ, 1 miếng vải đỏ buộc vào nhau được.

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô ảnh 5
Thầy cúng khấn bằng tiếng Lô Lô, cầu cho làng bản no ấm, cầu cho làng bản bình an.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô ảnh 6
Lấy 1 cây tre to dài tầm 3 m, đục ở bên trên miệng tre ở đoạn giữa của cây tre lấy đất đổ đầy lên miệng của cây tre rồi cắm hình nhân bằng giấy xanh, đỏ, tím, vàng.... cắm hương theo từng hàng dọc ở giữa cây tre, cây tre làm giả hình con ngựa.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô ảnh 7

Hình nhân xanh, đỏ, tím, vàng tượng trưng cho hồn ma, khi cắt hình nhân đặc biệt quan trọng, hình nhân phải giơ tay lên vì người Lô Lô quan niệm như vậy là hồn ma đang van xin, mỗi hình nhân tượng trưng với một sinh mệnh, Ban đầu phải cắt 90 hình nhân đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng... đến gia chủ nào gia chủ ấy phải chuẩn bị hình nhân xếp trên bàn hoặc ghế chờ sẵn thầy trước cửa chính và 2 bó củ, 2 bó cỏ với ý nghĩa rằng bồi dưỡng công gánh ắt xua đuổi tà ma ấy đi cho gia chủ.

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô ảnh 8
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô ảnh 9
Trong tay thầy cúng cầm đôi sừng trâu, nếu thầy đánh đôi sừng úp hết là mới thuận, đôi sừng trâu tượng trưng cho sự âm dương.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô ảnh 10

Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.