Làng nghề chỉ một truyền nhân

0:00 / 0:00
0:00
Cặp khuôn nhẫn làm bằng sáp ong
Cặp khuôn nhẫn làm bằng sáp ong
TP - Ông Ya Tuất là truyền nhân đời thứ 6 và hiện là người duy nhất thuộc tộc người Chu ru (dân số hơn 15.000 người) có thể chế tác nhẫn cưới, tín vật thiêng liêng để “bắt chồng” của sơn nữ. Suốt 30 năm qua, gian bếp của gia đình ông lúc nào cũng đỏ lửa để đúc nhẫn.

Nép mình bên sườn núi, làng Ma Đanh ở xã Tu Tra (Đơn Dương, Lâm Đồng) còn khá hoang sơ, là một trong những ngôi làng hiếm hoi còn lưu giữ nhiều nét văn hóa bản địa. Mặc dù chỉ có nghệ nhân Ya Tuất (truyền nhân đời thứ 6 của một dòng họ người Chu Ru) hành nghề nhưng UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn quyết định công nhận nghề làm nhẫn bạc ở làng này đạt tiêu chí nghề truyền thống.

Tại nhà của nghệ nhân Ya Tuất, chúng tôi hoa mắt với chiếc khay đựng nhẫn, vòng bạc và bông tai. Ông có thể làm được 12 loại nhẫn khác nhau như nhẫn đính hạt, mắt sâu, bông lúa, mặt trời… và đặc biệt nhất là những cặp nhẫn đính hôn dành cho cô dâu, chú rể. “Srí căr là nhẫn mái dành cho nữ giới và Srí lơ hây là nhẫn trống dành cho nam giới. Đó không chỉ là những vật trang sức, của hồi môn mà còn là tín vật thiêng liêng không thể thiếu khi sơn nữ bắt chồng”, Bà Ma Wel (vợ của Ya Tuất) nói rồi đưa cho chúng tôi xem chiếc nhẫn mái đính hạt cây rừng màu ngọc bích duyên dáng; kế đến là nhẫn trống đính hạt kă réh hái trên rừng với sắc đỏ như hồng ngọc. Trong khi nhẫn mái trơn bóng thì nhẫn trống được trang trí bằng 12 vòng xoắn quấn quanh chiếc nhẫn thể hiện 12 tháng của năm trông rất tinh xảo.

“Sở dĩ dùng phân trâu để chế tác nhẫn vì trâu là con vật tổ thiêng liêng của người Chu Ru; loại đất sét để làm khuôn bạc là đất bí mật trong rừng, chỉ nghệ nhân mới biết; củi dùng nấu bạc phải là loại cây rừng có tên kasiu. Đêm trước khi đúc nhẫn, nghệ nhân phải cách ly hoàn toàn với vợ; trước khi nổi lửa đổ bạc vào khuôn nhẫn, phải thực hiện nghi lễ “tẩy uế”, khấn xin Yàng và các vị thần linh phù hộ cho mẻ đúc diễn ra suôn sẻ”. già Ma Liên chia sẻ

Ya Tuất kể phải mất 15 năm học nghề từ người cậu (nghệ nhân Ya Grang - PV) và sau nhiều năm hành nghề mới chế tác được những chiếc nhẫn đẹp thế này. Nhẫn bạc Chu Ru được làm hoàn toàn bằng thủ công, chủ yếu dựa vào bí quyết của dòng tộc và sự khéo tay của người thợ. Ngoài con dao, các dụng cụ còn lại như bễ thổi, ống thổi, kẹp khuôn đúc… đều bằng cây rừng.

Việc chế tác rất tỉ mỉ, kỳ công, nhất là khâu làm khuôn nhẫn. Nghệ nhân chọn phần dẻo, tinh khiết nhất của tổ ong, đun cho nóng chảy, rồi lấy dùi gỗ nhúng vào sáp, để cho nguội nhằm tạo ra những ống sáp tròn; sau đó cắt những ống sáp này thành các khoen tròn để tạo khuôn đúc nhẫn. Kế đến là se sáp thành những sợi mảnh như chỉ rồi bện thành các hình khác nhau để tạo ra các họa tiết trang trí cho nhẫn.

Làng nghề chỉ một truyền nhân ảnh 1

Nghệ nhân Ya Tuất và cặp nhẫn đính hôn do ông chế tác

Ya Tuất lấy khuôn sáp nói trên nhúng vào dung dịch đất và phân trâu rồi phơi nắng cho khô hoàn toàn, sau đó đem đốt trên lửa than để sáp bên trong nóng chảy, còn phần dung dịch đất và phân trâu kết lại thành khuôn âm bản. Bạc vừa được nấu chảy và đổ vào khuôn âm bản này sẽ cho ra chiếc nhẫn màu xỉn đen; tuy nhiên, sau khi được bỏ vào nồi bồ kết đang đun sôi, chiếc nhẫn sáng dần và lấp lánh ánh bạc.

Bởi việc chế tác đậm tính tâm linh như vậy nên người Chu Ru càng tin tưởng vào sự huyền diệu của chiếc nhẫn. Một khi lồng nhẫn vào ngón tay nhau thì đôi trai gái thường gắn kết đến trọn đời; ngoại tình là trọng tội, bị phạt vạ rất nặng. Sau đám cưới 7 ngày, cô dâu cởi nhẫn của mình trao cho mẹ chồng và ngược lại nhẫn của chú rể do mẹ cô dâu cất giữ. Ai đòi ly hôn trước thì người đó phải đền bên kia một con trâu trưởng thành. Trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình thì kẻ phản bội phải đền 3 con trâu, con cái càng đông, số trâu càng tăng lên.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.