Hồn cốt nhà trình tường xứ Lạng

0:00 / 0:00
0:00
Ngoài tiện ích cho sinh hoạt, cuộc sống, nhà trình tường ở Lạng Sơn có có ý nghĩa "phòng thủ" chống thú dữ, kẻ thù nên được lưu giữ, thu hút sự quan tâm, ngưỡng mộ của du khách -Ảnh: Duy Chiến
Ngoài tiện ích cho sinh hoạt, cuộc sống, nhà trình tường ở Lạng Sơn có có ý nghĩa "phòng thủ" chống thú dữ, kẻ thù nên được lưu giữ, thu hút sự quan tâm, ngưỡng mộ của du khách -Ảnh: Duy Chiến
TPO - Đến với xứ Lạng, mọi người sẽ được chứng kiến những ngôi nhà trình tường một tầng, hai tầng của người Tày, Nùng, Dao, Sán Chí sinh sống ở vùng núi cao, biên giới như Lộc Bình, Cao Lộc, Đình Lập, Tràng Định, Văn Lãng.

Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Nhà trình tường xứ Lạng có hai loại (gồm nhà để sinh hoạt bình thường và nhà pháo đài, có thêm chức năng phòng thủ giặc và thú dữ quấy phá). Hai loại nhà này được hình thành từ lâu đời, gắn với phong tục tập quán sinh hoạt của người dân nơi đây.

Hồn cốt nhà trình tường xứ Lạng ảnh 1

Nhà trình tường được người dân xứ Lạng lưu giữ hàng trăm năm nay -Ảnh: Duy Chiến

Hồn cốt nhà trình tường xứ Lạng ảnh 2

Trình tường được làm bằng đất sét mịn, dầy, có sự khác biệt với các công trình xây dựng hiện đại -Ảnh: Duy Chiến

Hồn cốt nhà trình tường xứ Lạng ảnh 3

Nhà trình tường mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

Hồn cốt nhà trình tường xứ Lạng ảnh 4

Ở phố cổ Háng Ngầu (huyện Cao Lộc) hiện vẫn lưu giữ nhiều ngôi nhà trình tường với các thế hệ sinh sống, bảo tồn -Ảnh: Duy Chiến

Nhà trình tường thường có bức tường đất dày từ 40 đến 80 cm, mái lợp ngói âm dương; có đặc điểm ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Đồng bào người Tày - Nùng ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn đã tạo ra những ngôi nhà có tường làm bằng đất sét, đất nện trộn đều vào các khuôn gỗ, dùng chày vồ đập cho các loại đất dính chặt vào nhau, tường dày rất chắc chắn. Công đoạn dựng một ngôi nhà mất nhiều thời gian và sức lực. Nhờ đó, nhà trình tường rất kiên cố, một số có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi.

Theo phong thủy của người Tày - Nùng, nhà ở phải theo hướng Nam, có không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên. Tại Bản Khiếng, cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, nhà trình tường được xây hai tầng, có hàng rào bằng đá bao quanh. Cửa chính có treo tấm bùa trừ tà hoặc gương bát quát theo phong tục truyền thống. Đặc biệt, những ngôi nhà cổ có đến 10 cửa sổ mang nét đặc trưng riêng về kết cấu ít nơi nào có được.

Hồn cốt nhà trình tường xứ Lạng ảnh 5
Hồn cốt nhà trình tường xứ Lạng ảnh 6

Nhiều thế hệ người xứ Lạng sinh hoạt trong ngôi nhà trình tường -Ảnh: Duy Chiến

Già bản Lý Thị Anh, người dân tộc Tày, năm nay 98 tuổi, ở thôn Bản Khiếng (huyện Lộc Bình) cho rằng, do phong thủy và sự bao bọc của đất quê hương, mà người dân sống trong các nhà trình tường ít đau ốm, tuổi thọ cao.

Theo tiến sỹ Hoàng Văn Páo, hiện nay địa phương tiếp tục khuyến khích, vận động bà con gìn giữ, bảo tồn và tiếp tục quan tâm xây dựng nhà trình tường mới. Từ đó có thể hình thành các làng văn hóa du lịch cộng đồng với điểm nhấn là tham quan, trải nghiệm cuộc sống tại nhà trình tường độc đáo ở Lạng Sơn.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.