Hiện vật nghìn tuổi chứng minh sự ra đời của trường Quốc học đầu tiên
TPO - Trưng bày "Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên" giới thiệu hơn 200 tài liệu, hiện vật khảo cổ quý giá minh chứng cho sự ra đời của Quốc Tử Giám.
|
Bà Phạm Thị Mỹ Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội - phát biểu khai mạc trưng bày Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào sáng 20/12. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Trưng bày giới thiệu hơn 200 tài liệu, hiện vật, trong đó có những bức ảnh màu lần đầu tiên được công bố cùng với những hiện vật khảo cổ quý giá, minh chứng cho sự ra đời của Quốc Tử Giám. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Hiện vật gỗ và gạch hình chữ nhật có niên đại từ thế kỷ X, gắn với sự ra đời của Quốc Tử Giám. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Đầu ngói trang trí hoa sen, chim phượng, tượng chim uyên ương có niên đại từ thế kỷ XIII, XIV. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Ghi chép về việc vua Lê Thánh Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám năm 1483, còn lưu trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Luận ngữ - tuyển tập lời nói và hành động của Khổng Tử liên quan đến hệ tư tưởng - được trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Áo, mũ và sách của nho sinh thời xưa. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Phiên bản phục dựng của Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, có kích thước 40x25 cm. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Không gian phía sau nhà trưng bày được dùng để tái hiện cảnh vật liên quan đến cuộc sống, quá trình ôn luyện, thi cử và đỗ đạt, vinh quy bái tổ của nho sinh. Khu vực trưng bày ngoài trời cũng là không gian cho các hoạt động trải nghiệm mang đặc trưng của di tích như viết thư pháp, câu đối. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Mô phỏng lại lớp học của thầy đồ. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Bà Phạm Thị Mỹ Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội và TS. Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám xem quy trình làm giấy dó. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Triển lãm trưng bày sản phẩm làm từ giấy dó. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
|
Không gian trưng bày Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên được sắp xếp theo tiến trình lịch sử với khởi đầu là thời Lý, phát triển dưới thời Trần - Hồ, đỉnh cao là thời Lê - Mạc - Lê trung hưng, biến đổi dưới thời Nguyễn, hồi sinh ở thời đương đại. Gắn với mỗi giai đoạn phát triển, Quốc Tử Giám lại ghi dấu ấn bởi các danh nhân văn hóa hay sự kiện tiêu biểu tại ngôi trường. Ảnh: NGỌC ÁNH. |
Ngọc Ánh