Giao lưu nghệ thuật Vu lan - Đạo hiếu và dân tộc năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông tin về việc nối lại chương trình Giao lưu nghệ thuật Vu lan - Đạo hiếu và dân tộc năm 2023 sau 3 năm ngắt quãng vì COVID-19.

Sáng 23/6, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin truyền thông T.Ư (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho biết, chương trình giao lưu nghệ thuật Vu lan - Đạo hiếu và dân tộc năm 2023 được tổ chức với mục đích xiển dương đạo pháp, phát huy truyền thống hiếu đạo của dân tộc nói chung và đạo hiếu Phật giáo nói riêng, lan tỏa mạnh mẽ những giá trị tốt đẹp của đạo hiếu tới cộng đồng phật tử, những người mến mộ đạo Phật trong và ngoài nước.

Vu Lan là một trong những đại lễ quan trọng của Phật giáo và đã trở thành nét đẹp truyền thống trong văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam, nhằm mục đích tri ân và tưởng nhớ công sinh thành và dưỡng dục của mẹ cha. Lễ Vu Lan đã hòa quyện với đạo hiếu dân tộc Việt Nam, góp phần củng cố đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Bên cạnh đó, dựa theo tinh thần của lễ Vu lan, xã hội cộng đồng đều có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc người già, người có hoàn cảnh khó khăn hay người khuyết tật. Đây thực sự là ngày lễ văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị gia đình, sự đồng cảm, chia sẻ trong xã hội của người dân Việt Nam.

Từ năm 2014-2019, Ban Thông tin truyền thông T.Ư đã tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật mừng Đại lễ Vu lan thường niên, có dấu ấn riêng về nghệ thuật nhằm nhắc nhở hậu bối nhớ công ơn dưỡng dục, sinh thành của ông bà, tổ tiên, truyền thống đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Ba năm liên tiếp chương trình ngắt quãng do COVID-19. Năm 2023 Giáo hội tổ chức trở lại chương trình giao lưu nghệ thuật Vu lan - Đạo hiếu và dân tộc năm 2023 vào tối 26/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhằm chào mừng Đại lễ VESAK Liên hợp quốc 2023 và nhiều ngày lễ lớn của đất nước.

Hòa thượng Thích Gia Quang cắt nghĩa, lễ Vu lan - báo hiếu vốn trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống, là một bộ phận của nền văn hóa hiếu thảo của người Việt, để ai cũng có thể nhận thức được đức hiếu thảo rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người, mỗi gia đình và cả cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc.

“Vì vậy, chúng ta có trách nhiệm chung tay lan tỏa tình yêu thương, truyền đi thông điệp về sự sẻ chia trong cuộc sống để ai ai cũng trở nên có đức hiếu hạnh, có niềm an vui”, Hòa thượng Thích Gia Quang nói.

Giao lưu nghệ thuật Vu lan - Đạo hiếu và dân tộc năm 2023 ảnh 1

Hành động tri ân, báo hiếu thiết thực của GHPGVN trong khuôn khổ chương trình giao lưu nghệ thuật đại lễ Vu lan.

Từ phạm vi đạo hiếu trong gia đình, mở rộng ra là đạo hiếu giữa các cá nhân với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng, chính vì vậy BTC vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm khắp mọi miền nhớ và thực hành đạo hiếu, chung tay chăm sóc, chia sẻ và giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, nhằm thể hiện tinh thần hòa quyện, gắn bó giữa đạo với đời, giữa Phật giáo Việt Nam với đất nước.

Quy tụ nhiều giọng ca hàng đầu như Trọng Tấn, Thanh Lam, Anh Thơ, Tân Nhàn, Đặng Hồng Nhung... chương trình được dàn dựng công phu từ phần nội dung, âm thanh, ánh sáng, được thiết kế chuyên nghiệp, trang nghiêm và thanh tịnh, giàu ý nghĩa, được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Ông Lê Doãn Hợp (nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT) được mời làm cố vấn cho chương trình. Chia sẻ tại họp báo sáng 23/6, ông cho rằng đạo hiếu là nét đẹp của dân tộc Việt Nam, là truyền thống tốt đẹp mà Phật giáo Việt Nam luôn lan tỏa, phát huy. Đây là dịp để tinh thần báo ân được lan tỏa rộng khắp, được tôn vinh hơn nữa.

Hòa thượng Thích Gia Quang cho biết, dịp Vu lan năm 2023, BTC có chuyến hành hương ra Côn Đảo tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Ban Tổ chức cũng dành kinh phí để tặng quà, sổ tiết kiệm cho một số Mẹ Việt Nam anh hùng, người giờ neo đơn và những mảnh đời gặp khó khăn.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

TPO - Thời gian qua, các tôn giáo đã xây dựng hàng nghìn mô hình, triển khai nhiều hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.