Già làng Pả Cơn làm ăn giỏi, dân vận khéo

0:00 / 0:00
0:00
Già làng Pả Cơn thu hoạch bời lời
Già làng Pả Cơn thu hoạch bời lời
TP - Đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô vùng Lìa thân thương gọi già làng Hồ Văn Cơn ở thôn Prin Thành, xã A Dơi là Pả Cơn. Bởi, ông là tấm gương sáng đi đầu trong công tác dân vận, tấm gương làm kinh tế giỏi, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới của bản làng ở huyện rẻo cao Hướng Hóa (Quảng Trị).

Ngót tuổi 80, song hầu như ngày nào dân thôn Prin Thành cũng gặp già làng Pả Cơn cặm cụi lên nương rẫy.

Khu vườn bời lời hơn 1 ha trước đây vốn là đất trồng sắn, sau thời gian dài, đất đai cằn cỗi, bạc màu, Pả Cơn lên kế hoạch mới, trồng những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đó là năm 2017, thực hiện chủ trương của huyện, gia đình ông chuyển đổi những diện tích sắn kém hiệu quả sang trồng bời lời.

Nay, vườn bời lời đã cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm. Pả Cơn còn cải tạo lại những diện tích đất gần nhà để trồng sắn, chuối, nuôi thêm đàn bò chục con, nuôi cá nước ngọt… đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Gương mẫu làm kinh tế để xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, Pả Cơn còn có một lý do khác, đó là làm để con cháu noi theo, để người dân trong bản học tập, không còn hộ đói, hộ nghèo.

Gương mẫu làm kinh tế để xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, Pả Cơn còn có một lý do khác, đó là làm để con cháu noi theo, để người dân trong bản học tập, không còn hộ đói, hộ nghèo.

Theo gương già làng Pả Cơn, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã A Dơi đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để vươn lên làm giàu.

Sau khi lập gia đình, anh Hồ Ca Lo ở thôn Rrin Thành được bố mẹ giao cho mảnh đất rộng lớn để làm ăn, phát triển kinh tế. Song Ca Lo chẳng biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào để phát huy hiệu quả nguồn đất đai sẵn có.

Thế rồi, nhờ học hỏi cách làm kinh tế cũng như thường xuyên được già làng Pả Cơn động viên khích lệ, Ca Lo đã làm chủ được cuộc sống, gây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả, đa cây (trồng sắn, bời lời, cao su) đa con (nuôi trâu, bò, dê...). Các con của Ca Lo được đến trường học đầy đủ.

Bí thư Đảng ủy xã A Dơi Hồ Văn Ngoai, bảo: “Pả Cơn luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động của địa phương; nói dân nghe, làm dân tin; là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Nhiều năm qua, già làng là thành viên rất tích cực trong ban công tác mặt trận, rất có uy tín trong cộng đồng.

Ông luôn góp tiếng nói cùng cán bộ xã, thôn tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bà con trong thôn, bản chấp hành tốt. Ông cũng là tấm gương trong lao động sản xuất để đồng bào noi theo”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

R’cơm Bus dạy đánh cồng chiêng cho các em nhỏ trong làng

'Tarzan' của Tây Nguyên

TP - Vì có lối sống, tình yêu đặc biệt với núi rừng Tây Nguyên mà chàng trai Jrai 21 tuổi R’Cơm Bus có một thân thể rắn chắc, khoẻ mạnh được ví như Tarzan. “Tarzan” của Tây Nguyên còn thành thạo hơn 10 loại nhạc cụ dân tộc, mở lớp dạy học đánh cồng chiêng nhằm trao truyền, giữ gìn văn hoá dân tộc cho lớp trẻ làng Pleiku Roh.
Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú

Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú

TPO - Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình Nghệ thuật Chào mừng Tết Độc lập 2/9, Ngày hội Văn hóa, Thể thao các Dân tộc, Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2023, ngày 1/9, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã tái hiện Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú.