Gác niềm riêng, giữ hồn truyền thống

0:00 / 0:00
0:00
Bà H Bên hằng ngày miệt mài với từng tấm thổ cẩm
Bà H Bên hằng ngày miệt mài với từng tấm thổ cẩm
TP - Mấy chục năm qua, bà H Bên vẫn lẻ bóng, ngày đêm miệt mài giữ nghề dệt thổ cẩm của người Xơ Đăng.

Trong ngôi nhà xây cấp 4 đơn sơ ở Kon H’ring (xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), bà H Bên (54 tuổi) tỉ mẩn bên máy may đo cắt. “Để dệt một tấm thổ cẩm gồm nhiều công đoạn phức tạp, phải những ai khéo léo, cần mẫn và kiên trì mới làm được. Trước đây, người Xơ Đăng trồng cây bông tạo sợi. Màu sắc lấy từ củ, lá, quả cây rừng giã nhỏ lấy nước nhuộm. Bây giờ, được thay thế bằng sợi công nghiệp đủ màu nên đỡ vất vả hơn”, bà H Bên chia sẻ.

Từ nhỏ, H Bên có niềm yêu thích dệt thổ cẩm. Mỗi lần thấy bà và mẹ dệt vải, H Bên chạy đến ngồi bên cạnh để làm quen khung cửi, sợi vải, rồi dần học dệt các sản phẩm đơn giản. “Khi tự tay dệt được sản phẩm đầu tiên là một tấm vải, tôi càng mê nghề dệt thổ cẩm hơn”, bà nói. Thời gian trôi qua, dân làng mải miết theo vòng xoáy mưu sinh, dần quên đi nghề dệt truyền thống. Không muốn khung cửi bị bỏ trống, sau những giờ làm việc trên nương rẫy, bà H Bên lại ngồi vào khung cửi dệt vải để phục vụ gia đình, bà con trong buôn. Thổ cẩm và trang phục bà làm ra, được nhiều người đặt mua.

Theo trưởng buôn A Nít, cộng đồng người Xơ Đăng ở Kon H’ring vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của dân tộc mình. Hiện trong buôn còn khoảng 10 người biết dệt và gắn bó với khung cửi. Kon H’ring là một trong những buôn làng hiếm hoi trên cao nguyên Đắk Lắk duy trì, tổ chức Lễ mừng lúa mới hằng năm với sự tham gia của cả cộng đồng.

“Công đoạn khó nhất là dệt các hoa văn trang trí sao cho đều, đẹp nhưng nhìn phải tinh tế. Sản phẩm thổ cẩm của người Xơ Đăng dày dặn, nhưng mềm mại, thoáng mát... vì có “bí quyết” riêng”, bà cười nói.

Theo bà, màu sắc chủ đạo trên trang phục người Xơ Đăng là màu chàm. Hoa văn trên trang phục chủ yếu được trang trí xung quanh áo, váy. Đàn ông sẽ mặc áo, đóng khố còn phụ nữ mặc áo chui đầu, tay áo được khoét sát nách và mặc váy quấn. Ngày nay, những trang phục này được sử dụng trong các lễ hội hay ngày lễ quan trọng của gia đình.

Bao năm qua, bà H Bên vẫn một mình, nhưng bà không cô đơn bởi trong bà luôn khát cháy tâm nguyện gìn giữ nghề dệt truyền thống của gia đình. Điều bà băn khoăn là bà đã lớn tuổi, muốn thế hệ trẻ biết và giữ nghề nhưng sợ khó vì họ không nghĩ giống mình.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.