Thanh Hóa:

Dựng 'không gian văn hóa dân tộc' trong lớp mầm non

0:00 / 0:00
0:00
Dựng 'không gian văn hóa dân tộc' trong lớp mầm non
TPO - Để học sinh hiểu, giữ gìn những giá trị văn hóa qua trang phục, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, các thầy cô ở trường mầm non Thành Sơn, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã dựng mô hình “không gian văn hóa” của đồng bào dân tộc thiểu số trong từng lớp học.

Trường mầm non xã Thành Sơn là một trong những trường học vùng cao của huyện Bá Thước. Toàn trường có 136 học sinh, trong đó số học sinh đồng bào dân tộc Thái chiếm 95%, còn lại là các em học sinh đồng bào dân tộc Mường.

Dựng 'không gian văn hóa dân tộc' trong lớp mầm non ảnh 1
Dựng 'không gian văn hóa dân tộc' trong lớp mầm non ảnh 2

Giáo viên giới thiệu trang phục truyền thống cho học sinh. Ảnh: Hồng Quân

Thầy Trịnh Hồng Quân, hiệu trưởng trường mầm non Thành Sơn, huyện Bá Thước cho biết: Bắt đầu năm học mới, nhà trường trang trí, thiết kế các không gian, góc học tập để các em học sinh có được môi trường học tập hiệu quả. Học sinh là người dân tộc Thái, Mường nên nhà trường nghĩ đến việc đưa không gian văn hóa truyền thống vào lớp học.

Mỗi phòng học của nhà trường được thiết kế một góc mô hình "không gian văn hóa" với những chủ đề riêng. Ví dụ như với chủ đề gia đình sẽ có những chiếc gùi mây, giỏ tre, nhà sàn… hay như chủ đề thời trang sẽ là những chiếc khăn, gối dệt thổ cẩm, đến các trang phục truyền thống. Thậm chí, những nét đẹp văn hóa như điệu khua luống truyền thống của người Thái, cồng chiêng cũng được tái hiện ở "không gian văn hóa".

Dựng 'không gian văn hóa dân tộc' trong lớp mầm non ảnh 3
Dựng 'không gian văn hóa dân tộc' trong lớp mầm non ảnh 4
Dựng 'không gian văn hóa dân tộc' trong lớp mầm non ảnh 5
Dựng 'không gian văn hóa dân tộc' trong lớp mầm non ảnh 6
Dựng 'không gian văn hóa dân tộc' trong lớp mầm non ảnh 7

Các đồ vật được mô phỏng lại một cách chân thực nhất, không chỉ để trưng bày mà còn để giáo viên giới thiệu trực tiếp cho học sinh trong các buổi học. Trong số những vật dụng trưng bày trong lớp học, có những vật dụng được sưu tầm trong làng bản, có những vật dụng được giáo viên và phụ huynh cùng làm…

“Việc xây dựng mô hình không gian văn hóa này vừa thiết thực lại không mất nhiều chi phí. Sau khi hoàn thiện, mô hình nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và yêu thích của phụ huynh, học sinh”, thầy Quân cho biết thêm.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.