Điều thú vị trong hôn nhân của người Hồi giáo

0:00 / 0:00
0:00
Lễ cưới của người Chăm Islam vùng Nam Bộ vừa giữ được nét truyền thống xa xưa vừa có sự ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo
Lễ cưới của người Chăm Islam vùng Nam Bộ vừa giữ được nét truyền thống xa xưa vừa có sự ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo
TP - Muốn lấy 4 vợ, đàn ông Hồi giáo phải có thể chất, vật chất… phải đảm bảo công bằng tài sản bà thứ nhất như bà thứ tư và về tình cảm, phải đảm bảo công bằng bà thứ tư như bà thứ nhất.

Chia sẻ với Tiền Phong, anh Muhammad Sadam, tín đồ Hồi giáo đến từ Malaysia cho biết, đối với đàn ông Hồi giáo được lấy tối đa 4 vợ. Điều này thể hiện trong kinh Koran. Với điều kiện người đàn ông phải đảm bảo kinh tế như, nhà cửa, tiền bạc, thể chất và chăm sóc các bà vợ công bằng như nhau. Trong trường hợp phân chia tài sản, người vợ thứ nhất có tài sản gì thì người vợ thứ hai, thứ ba, thứ tư cũng phải có tài sản tương tự.

Về chuyện tình cảm, “chẳng hạn ở với bà vợ thứ tư 60 phút, người chồng cũng phải dành thời gian ở với các bà vợ khác với thời gian tương tự. Nếu phát hiện người chồng đối xử không công bằng về tiền bạc, tình cảm, các bà vợ có thể khởi kiện chồng ra toà”, anh Mohamed Sadam nói.

Phóng viên cũng đặt câu hỏi với anh Mohamed Sadam rằng, vậy, người Hồi giáo sinh sống ở Việt Nam có được đa thê?Anh Muhammad Sadam không ngần ngại giải đáp một cách tinh tế: “Tôi là một công chức bình thường và cũng không nghĩ đến chuyện lấy thêm vợ. Với cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam và các quốc gia khác, có lẽ họ sẽ phải tuân theo các quy định pháp luật của quốc gia sở tại, hoặc kết hợp điều khoản miễn trừ luật pháp của các quốc gia đó cho các tôn giáo khác nhau”.

Dù sống xa quê nhưng Anh Abdulrahman tín đồ Hồi giáo Kuwait và gia đình đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam thường xuyên đến nhà thờ hành lễ hàng tuần, đặc biệt là ngày Eid Al Fitr, ngày lễ đánh dấu sự kết thúc của tháng nhịn ăn Ramadan. Với anh, đó là đức tin, và anh muốn các con trai của mình duy trì đức tin ấy.

Chị Lê Thu người Việt Nam gia nhập đạo Hồi theo chồng người Syria từ năm 2016 chia sẻ, tìm hiểu mới biết, Hồi giáo là một tôn giáo cực kỳ hòa bình và tốt đẹp. Những tín đồ Hồi giáo thực sự rất chân thành, tử tế, lương thiện.

Chị Nguyễn Thế Châm ở Đà Nẵng cho biết, trưa thứ 6 hàng tuần, chị cùng chồng và con trai đến Thánh đường Hồi giáo để cầu nguyện. Người theo đạo Hồi không khuyến khích phụ nữ đến thánh đường, nhưng Thánh đường Al-Noor (Hàng Lược, Hà Nội) vẫn bố trí một phòng hành lễ cho phụ nữ, cách biệt bởi những tấm rèm dày, lớn tạo không gian riêng biệt.

Chị Châm cho biết, năm 2019 chị kết hôn với chồng là người Pakistan. Để hai người có thể tổ chức lễ thành hôn, chị phải theo học và làm đơn xin gia nhập đạo Hồi. Vì chồng tương lai ở Pakistan, gốc Hồi giáo, nên trước khi quyết định kết hôn, chị Châm luôn suy nghĩ về những tục lệ của người Hồi giáo.

Trước đây khi còn ở Đà Nẵng chị Châm thường xuyên cầu nguyện ở nhà, nhưng sau khi cùng chồng chuyển ra Hà Nội, nên cứ đến thứ 6 hàng tuần là cả gia đình đều đến Thánh đường Al-Noor để cầu nguyện.

Ông Đoàn Hồng Cương, Phó trưởng ban Quản trị Thánh đường Hồi giáo Al-Noor chia sẻ: “Thượng đế là vô hình với những người bình thường, hữu hình với những người có lòng tin. Điều quan trọng với các tín đồ là luôn luôn tin tưởng và đặt lòng tin vào Thượng đế”.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.