Di sản hát lý của người Cơ Tu

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Di sản hát lý của người Cơ Tu ảnh 1

Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Theo các già làng người Cơ Tu ở Quảng Nam, trong đời sống của người dân nghệ thuật ứng khẩu nói lý - hát lý là một trong những loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, độc đáo nhất. Cái hay nhất của nói lý - hát lý là dùng một hình tượng để chỉ một sự việc. Vì vậy, nói lý - hát lý thường dùng trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xích mích trong các mối quan hệ giữa gia đình, bạn bè, xã hội, công việc… Đặc biệt, người Cơ Tu không bao giờ sử dụng câu nói, câu hát tục tĩu, thiếu văn hóa trong nói lý - hát lý. Khi một bên nói lý đúng quá và đối phương không thể đối lại thì gọi là “hết lý” hoặc “chết lý”. Trong tập quán của người Cơ Tu, khi bị đối phương bắt lý và hết lý, thì dù là kẻ thù đi chăng nữa họ cũng tâm phục, khẩu phục và giảng hòa theo ý của đối phương.

Di sản hát lý của người Cơ Tu ảnh 2
Già làng huyện Đông Giang (Quảng Nam) hát lý, nói lý tại lễ kết nghĩa truyền thống. Ảnh: Nguyễn Thành

Già làng Zrâm Đhông (thị trấn Prao, huyện Đông Giang, Quảng Nam) cho biết: Nhiều cuộc tranh cãi, mâu thuẫn giữa làng này với làng kia, gia đình này với gia đình nọ đều được giải quyết ổn thỏa qua những câu lý. Nói lý - hát lý không phải mổ xẻ, phân tích một sự việc, hiện tượng, mà cái lý ở đây là dùng hình tượng ẩn dụ, nhân hóa. Nghệ nhân nói lý - hát lý của người Cơ Tu ngoài giọng hay, truyền cảm, còn phải biết chọn lựa kết hợp nội dung phù hợp, súc tích.

Năm 2015, nghệ thuật nói lý, hát lý của người Cơ Tu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tại mỗi lễ hội, ngày vui của gia đình, làng, xã của người Cơ Tu, nói lý, hát lý là hoạt động không thể thiếu.

Ngày xưa, người Cơ Tu thường tổ chức lễ kết nghĩa khi hai bên có xảy ra mâu thuẫn. Ngày nay, lễ kết nghĩa của người Cơ Tu để giữ mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, đoàn kết hơn giữa các thôn, giúp nhau phát triển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự, giao lưu văn hóa,.… Theo già làng Đhông, trong lễ kết nghĩa truyền thống, bên cạnh nghi lễ mời rượu, cúng thần linh... thì một phần quan trọng không thể thiếu là nói lý - hát lý.

Câu lạc bộ nói lý - hát lý thôn Tà Vạc (thị trấn Prao, Đông Giang) được thành lập và hoạt động đã hơn 2 năm nay. Ông Arất Blúh - Chủ nhiệm CLB cho biết: Các thành viên CLB chủ yếu là các già làng có kinh nghiệm và các bạn trẻ am hiểu nghệ thuật ứng khẩu. Đều đặn hàng tháng, CLB tổ chức sinh hoạt, các vấn đề trong đời sống được gợi mở để các thành viên phân tích, diễn đạt theo hình thức nói lý, hát lý.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.