Dấu mốc quan trọng của cộng đồng người Việt ở Thái Lan

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Từ ngày 4-5/9, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu đoàn thăm làm việc về công tác cộng đồng tại các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
Dấu mốc quan trọng của cộng đồng người Việt ở Thái Lan ảnh 1

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng dự gala chào mừng Đại hội lần thứ 4 Hiệp hội doanh nhân toàn Thái. (Ảnh: Mofa)

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Thứ trưởng đã có cuộc gặp với Tỉnh trưởng các tỉnh Sakhon Nakhon và Udon Thani, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hội người Việt Nam toàn Thái Lan, Đại hội lần thứ 4 Hiệp hội doanh nhân toàn Thái, thăm và dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Udon Thani, thăm khu phố Việt Nam (Việt Nam Town), gặp gỡ các hội đoàn người Việt cùng một số kiều bào lão thành, thăm trường ĐH Rajabaht Udono Thani.

Cộng đồng người Việt tại Thái Lan ước tính khoảng 100.000 người, tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc. Cộng đồng có truyền thống cách mạng, yêu nước, tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Kiều bào tại Thái Lan không chỉ xây dựng được cộng đồng ổn định, lớn mạnh và trở thành một bộ phận quan trọng của xã hội sở tại, mà còn luôn hướng về quê hương đất nước, tích cực gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập Hội người Việt Nam toàn Thái và Đại hội lần thứ 4 Hội doanh nhân Thái-Việt toàn Thái là dấu mốc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển lớn mạnh của cộng đồng, và cũng là sự ghi nhận về tiềm năng phát triển vững mạnh của các hội đoàn người Việt Nam tại Thái Lan.

Phát biểu tại các sự kiện trên, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng bày tỏ vui mừng chứng kiến sự phát triển vững mạnh của cộng đồng, sự thành đạt của bà con kiều bào và uy tín ngày càng tăng của cộng đồng trong đời sống kinh tế-xã hội sở tại. Cộng đồng đã thực sự trở thành cầu nối gắn kết, nâng tầm quan hệ song phương giữa Việt Nam và Thái Lan, được chính quyền các địa phương bạn ghi nhận và dành nhiều lời khen ngợi về phẩm chất chăm chỉ, thành đạt trong kinh doanh cũng như sự “hòa hợp” về lối sống, văn hóa với xã hội và con người Thái Lan.

Thứ trưởng khẳng định sự phát triển này có được là do yếu tố đoàn kết và nỗ lực vươn lên không mệt mỏi của bà con kiều bào qua các thế hệ. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng tại Thái Lan, là một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết dân tộc, nguồn lực phát triển đất nước.

“Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn thương nhớ các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà”, bà Hằng nói.

Chia sẻ với những băn khoăn, trăn trở của cộng đồng, Thứ trưởng mong các hội đoàn và thế hệ cha anh đi đầu trong việc giữ gìn tiếng Việt trong thế hệ trẻ. Nhân dịp này, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã trao giấy khen của Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tặng 7 tập thể và 4 cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng.

Dấu mốc quan trọng của cộng đồng người Việt ở Thái Lan ảnh 2

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chào xã giao Tỉnh trưởng tỉnh Sakhon Nakhon. (Ảnh: Mofa)

Bên cạnh đó, trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo chính quyền địa phương, đoàn Việt Nam đã cảm ơn Hoàng gia, Chính phủ Thái Lan, chính quyền hai tỉnh Sakhon Nakhon và tỉnh Udon Thani đã hỗ trợ và mong phía bạn Thái Lan tiếp tục tạo điều kiện cho cộng đồng người Thái gốc Việt tiếp tục sinh sống ổn định, góp phần xây dựng đất nước Thái Lan ngày càng giàu mạnh cả về kinh tế và văn hóa, tạo điều kiện để nhân dân hai nước thuận lợi qua lại làm ăn, kinh doanh và đầu tư; thúc đẩy hợp tác, đầu tư liên kết kinh tế trên cơ sở chiến lược Ba kết nối, hướng tới làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam – Thái Lan.

Tới thăm khu phố Việt Nam Town, chùa Khánh An và lớp dạy tiếng Việt tại tỉnh Udon Thani, Thứ trưởng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, truyền bá hoạt động dạy tiếng Việt tại địa bàn xứ, coi đó là những đóng góp thiết thực nhất với quê hương, đất nước, trong đó khu phố Việt Nam Town sẽ là điểm đến của nhiều khách du lịch, là biểu tượng văn hóa của cộng đồng người Việt tại sở tại, hướng tới là “hình mẫu” cho cộng đồng người Việt trên thế giới để quảng bá, lan tỏa bản sắc dân tộc.

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, các chùa Việt tiếp tục là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tâm linh của bà con nơi xa xứ, là nơi giữ gìn văn hóa truyền thống của Việt Nam tại Thái Lan, sẵn sàng hỗ trợ, kết nối các khóa bồi dưỡng, đào tạo về giáo lý, nghi lễ… của phái An Nam Tông với các cơ sở đào tạo ở trong nước và chùa Phật tích tại Lào.

Thứ trưởng hoan nghênh ý tưởng của Sở Văn hóa Udon Thani về dự án xây dựng con đường văn hóa Việt Nam tại chùa Khánh An. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích thế hệ trẻ học tiếng Việt, phát huy vai trò của hội đoàn, gia đình trong việc đưa các em tới tham gia các lớp học, vừa tăng tình cảm gắn bó với nguồn cội quê hương, vừa giữ gìn và lưu truyền tiếng Việt đến các thế hệ sau.

Tiếp đó, trong hoạt động thăm trường ĐH Rajabaht Udono Thani gặp gỡ với đại diện của 103 sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường, Thứ trưởng đánh giá cao ĐH Rajabaht Udono Thani là một trong ít trường tại Thái Lan đưa môn tiếng Việt vào giảng dạy, thành lập trung tâm Việt Nam học, đồng thời nêu các yêu cầu cụ thể về định hướng hoạt động của nhà trường trong việc hợp tác với các trường đại học tại Việt Nam trong các nội dung trao đổi sinh viên, cấp học bổng, nghiên cứu…

Hiệu trưởng nhà trường mong muốn tiếp tục hợp tác với các trường đại học của Việt Nam, đón nhận nhiều hơn nữa các sinh viên Việt Nam, nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực hướng tới ngày càng phù hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn và tổ chức của Thái Lan tại Việt Nam.

Cũng nhân chuyến thăm, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng và đoàn công tác đã tới dâng hương, trồng cây lưu niệm tại Khu Di tích Bác Hồ tại bản Nọng Ổn, tỉnh Udon Thani, tới thăm công trình xây dựng Trụ sở mới Hội người Việt Nam tỉnh Udon Thani tại khu Việt Nam Town, thăm bác Cao Văn San, Chủ tịch danh dự Tổng hội người Việt Nam tại Thái Lan.

Thái Lan là điểm đến đầu tiên trong trong khuôn khổ chuyến công tác của Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thăm cộng đồng người Việt tại Thái Lan và Lào từ ngày 4-7/9.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.