Dân “ưng cái bụng lắm!”

0:00 / 0:00
0:00
TP - “Cô Loan rất nhiệt tình, trách nhiệm lại được việc, dân bản ưng cái bụng lắm”, người dân bản Bua, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) nói về nữ Bí thư chi bộ bản người Thái Lữ Thị Loan.
Dân “ưng cái bụng lắm!” ảnh 1

Bí thư Chi bộ bản Bua Lữ Thị Loan (ở giữa, áo vàng) gặp gỡ, trao đổi cùng bà con

Sinh năm 1989, Lữ Thị Loan từng là trưởng bản, hiện nay là Bí thư Chi bộ bản Bua và là một trong số hiếm hoi cán bộ thôn bản có bằng đại học. Loan kể: “Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, em có thời gian đi dạy ở vùng đất cố đô. Ở bản làng, nhiều phong trào không có người dẫn dắt, tổ chức nên em tình nguyện trở về quê, tham gia”. Loan được dân bản tín nhiệm, bầu làm trưởng bản từ đầu năm 2016, khi ấy cô tròn 27 tuổi.

Ví cán bộ thôn bản như người vác tù và hàng tổng, chẳng sai. Phụ cấp thấp, công việc nhiều, Loan còn có gia đình với hai con nhỏ khiến cô thêm bận bịu. Nhưng bù lại, Loan thấy trưởng thành, chín chắn hơn. Từ ngày làm cán bộ bản, Loan suốt ngày đêm hết ra đồng kiểm tra tình hình sản xuất, rồi đến từng nhà có hoàn cảnh khó khăn thăm hỏi, động viên; đến nhà những già làng để trao đổi công việc, lắng nghe những góp ý của họ. “Em chỉ đáng tuổi con, cháu. Việc luôn lắng nghe, xin ý kiến của mọi người là cần thiết. Từ đó, em có thể sửa ngay những thiếu sót trong công việc”, Loan tâm sự.

Thời gian đầu, việc chuẩn bị nội dung, cách điều hành tổ chức cuộc họp, cách xưng hô hay trả lời ngay những nội dung mà dân bản “chất vấn”khiến nữ Bí thư Chi bộ gặp nhiều khó khăn. Nhưng lợi thế trẻ tuổi, dễ dàng tiếp cận khoa học công nghệ và thái độ luôn cầu thị đã giúp Loan ngày càng tự tin trong việc truyền đạt các chủ trương, chính sách đến bà con. Bản Bua hiện có 160 hộ, khoảng 900 nhân khẩu, với 100% là người dân tộc Thái. Từ một bản khó khăn nhiều mặt, nhưng bằng sự tận tâm, nhiệt huyết, trách nhiệm, Loan đã cùng bà con dân bản thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng thành công bản nông thôn mới, đời sống kinh tế khởi sắc… Loan cũng là người tiên phong động viên bà con tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt để tích lũy kiến thức phát triển kinh tế.

Trong suốt cuộc trò chuyện, Loan luôn trăn trở rằng, làm sao để phát triển đảng viên, nhất là đảng viên trẻ. Và đảng viên phải tiên phong hơn nữa trong phát triển kinh tế, xây dựng bản làng no ấm. Loan cho biết: “Cả bản hiện có 19 đảng viên, với tuổi đời trung bình hơn 40 tuổi. Đó là thực tế lo cho bài toán trẻ hóa. Trong khi thanh niên của bản hầu hết làm ăn xa nhà, nên rất khó phát triển đảng viên trẻ”.

Ông Sầm Thanh Hoài - Chủ tịch UBND xã Châu Tiến tự hào: “Cho đến giờ, cô Loan là người cán bộ thôn bản gần như duy nhất có trình độ đại học.Cô là người năng động, nhiệt tình, dám làm và dám chịu trách nhiệm, lại rất được dân tín nhiệm. Giao việc cho cô Loan, chúng tôi thấy rất yên tâm”.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.