Đặc sắc lễ hội 14 dân tộc ít người

0:00 / 0:00
0:00
TP - Lần đầu tiên, những nghi thức, lễ hội truyền thống các dân tộc có số dân dưới 10.000 người cùng được tái hiện trong không gian văn hóa cộng đồng, tạo nên một bức tranh văn hóa rực rỡ sắc màu.

Từ 3-5/11, Bộ VH-TT-DL phối hợp UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Ngày hội văn hóa 14 dân tộc ít người đến từ 11 tỉnh trên cả nước. Ngày 4/11, nhiều hoạt động văn hóa, nghi thức truyền thống của các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu, Chứt, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Pu Péo, Ngái, Si La, Mảng, Lự, Bố Y và Cống cùng được tái hiện một cách đặc sắc. Âm thanh của trống và chiêng tha độc đáo của người Brâu (tỉnh Kon Tum) góp phần làm không khí Lai Châu sôi động hơn. Màn trình diễn tái hiện một phần Lễ hội mở kho lúa được đồng bào Brâu tổ chức vào vụ thu tháng 11 hằng năm.

Cũng như Lễ hội mở kho lúa, với người Cống ở Lai Châu, khi mùa mưa bắt đầu, đồng bào Cống háo hức chuẩn bị cho Tết ngô. Dù người Cống đã có đủ thóc gạo, không còn phải ăn ngô nữa, nhưng Tết ngô vẫn là nghi lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm của đồng bào nhằm cảm ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà.

Đặc sắc lễ hội 14 dân tộc ít người ảnh 1

Lễ mừng tiếng sấm đầu năm của đồng bào Ơ Đu ở Nghệ An

Đối với người Ơ Đu ở Nghệ An, nghi thức đón tiếng sấm đầu năm là tập tục cổ xưa nhất, linh thiêng nhất được đồng bào lưu giữ với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa để thuận lợi cho việc trồng trọt, săn bắt. Lễ mừng tiếng sấm đầu năm là ngày Tết lớn nhất trong năm nên cả bản tổ chức rất long trọng, các gia đình trong bản đều đóng góp lễ vật và tham gia đầy đủ. Ông Lò Văn Cường, dân tộc Ơ Đu, đến từ huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, giải thích: “Hồi xưa chưa có lịch, chưa có đài báo, chỉ có nghe tiếng sấm một năm mới thì anh em dân bản, họ hàng mọi người mới tập trung để làm lễ hội”.

Với đồng bào Lô Lô ở tỉnh Cao Bằng, Lễ hội cầu mưa hay còn gọi Lễ cúng thần rừng (tiếng Lô Lô gọi là Mề Pỉ) là một trong những nghi lễ quan trọng gắn với phong tục tập quán, lao động sản xuất được người dân bảo tồn từ đời này qua đời khác. Chị Chi Thị Hương, dân tộc Lô Lô đến từ xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, chia sẻ: “Lần đầu tiên được tận mắt chiêm ngưỡng không gian văn hóa các dân tộc ít người, mình thấy thú vị và học được nhiều kinh nghiệm trong việc gìn giữ văn hóa của dân tộc mình. Đây cũng là sân chơi bổ ích để đồng bào các dân tộc giao lưu, chia sẻ và tiếp thêm động lực tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc. Mình mong muốn sự kiện này được tổ chức thường xuyên hơn nữa nhằm nâng cao ý thức của mỗi người trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc ít người”.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.