Chàng thanh niên Ê đê 'tỏa sáng nghị lực Việt'

0:00 / 0:00
0:00
Chàng thanh niên Ê đê 'tỏa sáng nghị lực Việt'
TPO - Chàng thanh niên dân tộc Ê đê Y Phăng Mlô nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khởi nghiệp để phát triển kinh tế cho bản thân, gia đình và tạo việc làm cho nhiều thanh niên địa phương.

Y Phăng Mlô (SN 1991, dân tộc Êđê) là một trong 50 gương thanh niên khuyết tật được tuyên dương trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2021 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam tổ chức. Anh là hội viên Hội LHTN Việt Nam xã Ea H'Đing, huyện Cư M'Gar, Đắk Lắk.

Chàng thanh niên Ê đê 'tỏa sáng nghị lực Việt' ảnh 1

Y Phăng Mlô là gương sáng được tuyên dương trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2021". Ảnh: NVCC

Y Phăng Mlô sinh ra khỏe mạnh. Thế nhưng năm 2 tuổi, anh bị liệt một bên chân sau sự cố y tế. Lớn lên với xe lăn, nạng làm bạn đồng hành, nhưng anh luôn nỗ lực trong học tập và cuộc sống, công việc để "tàn nhưng không phế, không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội".

Với tâm niệm "những người khuyết tật không phải là gánh nặng của xã hội, chúng tôi vẫn có thể tạo ra những giá trị làm đẹp cho cuộc đời”, anh thực hiện ý tưởng mở xưởng sản xuất chậu hoa, cây cảnh.

Y Phăng Mlô chia sẻ: "Nhận thấy nhu cầu sử dụng chậu cây cảnh ở địa phương khá lớn, tôi đã có ý tưởng đúc chậu xi măng để bán. Sau nhiều lần mày mò, làm đi làm lại, tôi đã tạo ra được những sản phẩm khá bắt mắt, được nhiều người ưa chuộng".

Với sự hỗ trợ 20 triệu đồng từ nguồn vốn khởi nghiệp của Huyện Đoàn Cư M'gar, anh có thêm điều kiện mua thêm các thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất và làm thêm nhiều sản phẩm.

Đồng thời, anh không ngừng cải tiến việc sản xuất để đạt hiệu quả hơn như làm ra những khuôn mẫu mới linh động hơn, có thể tạo ra nhiều sản phẩm có mẫu mã khác nhau đáp ứng nhu cầu, thị hiếu thị trường.

Chàng thanh niên Ê đê 'tỏa sáng nghị lực Việt' ảnh 2

Y Phăng Mlô đã thành công với ý tưởng của mình. Ảnh: NVCC

Đến nay, nhiều khách hàng đã tìm đến xưởng của anh để đặt hàng bàn ghế đá, các sản phẩm phục vụ cho thể thao, sinh hoạt khác...Y Phăng Mlô cho biết: "Hiện nay, bình quân mỗi năm tôi bán ra thị trường hàng trăm chậu cảnh các loại, sau khi trừ hết chi phí đầu tư cũng mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập đáng kể".

Không dừng lại ở việc phát triển kinh tế cho bản thân, Y Phăng Mlô còn chia sẻ, hỗ trợ nhiều thanh niên khác cùng làm và tạo công ăn việc làm cho thanh niên địa phương. Bên cạnh đó, với cuộc sống hàng ngày, tôi còn là một gương thanh niên người tốt việc tốt, luôn giúp đỡ những người khó khăn, yếu thế hơn mình.

Với những nghị lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống và tham gia phát triển kinh tế cho bản thân và địa phương, Y Phăng Mlô đã nhận giấy khen của Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đắk Lắk năm 2016; được công nhận là thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu với mô hình sản xuất chậu cảnh và bàn ghế đá năm 2018.

“Nhờ nguồn vốn Quỹ khởi nghiệp Huyện đoàn cho vay, mình đã có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, giờ gia đình lúc nào cũng duy trì được vài chục chậu tại cơ sở. Trước đây khi có khách đặt hàng thì mới làm, số lượng chỉ được 05-10 chậu/năm… Thu nhập mỗi năm của gia đình trừ hết chi phí cũng được trên dưới 50 triệu đồng”, Y Phăng Mlô chia sẻ.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.