Các cụ bà cà răng căng tai trên lụa

0:00 / 0:00
0:00
Triển lãm ảnh về văn hóa của người Mạ, K’Ho
Triển lãm ảnh về văn hóa của người Mạ, K’Ho
TP - Những cụ bà cà răng căng tai cuối cùng ở Nam Tây Nguyên đều đã trên dưới 80 tuổi. Đang sống lặng lẽ ở vùng xa xôi nhất của tỉnh Lâm Đồng, bỗng một ngày trở nên nổi tiếng bởi hình ảnh được “phủ sóng” trên các sản phẩm làm từ lụa cao cấp bậc nhất thế giới.

Là người con xứ Bắc nhưng nhà khảo cổ Đinh Thị Nga đã gắn bó với Tây Nguyên suốt 36 năm qua.Vì trăn trở với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số nên chị đề nghị phòng ban chức năng hỗ trợ thành lập một làng nghề truyền thống ở vùng sâu vùng xa huyện Đạ Huoai; kết nối hợp tác xã với buôn làng để phát triển nghề dệt thổ cẩm ở huyện Cát Tiên… Các địa phương này đã nỗ lực quảng bá để sau khi tham quan những danh thắng, di tích quốc gia đặc biệt, du khách ghé thăm các làng nghề, mua những sản phẩm thổ cẩm đặc sắc.

Các cụ bà cà răng căng tai trên lụa ảnh 1

Du khách ngỡ ngàng ngắm đôi tai căng bằng ngà voi của cụ Ka Lang

Chị và nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hoài Linh đã đến nhiều buôn làng ở Lâm Đồng để săn những khoảnh khắc ấn tượng về người Mạ, K’Ho…, đặc biệt là ảnh những phụ nữ cà răng căng tai hiếm hoi còn sót lại, sau đó, cùng nhà thiết kế Minh Hạnh in ảnh lên lụa tơ tằm rồi mở triển lãm ảnh ở Đà Lạt.

Bộ ảnh với gần 100 bức được căng trên các khung tre nứa và dựng ngoài trời nhằm giới thiệu nét độc đáo về nhà sàn cổ, lễ hội cồng chiêng cùng những phong tục tập quán lâu đời của các dân tộc thiểu số bản địa Nam Tây Nguyên; đồng thời quảng bá sản vật lụa Bảo Lộc, thủ phủ lụa tơ tằm Việt Nam. Ban tổ chức đã mời những nhân vật trong ảnh, đặc biệt là các cụ bà cà răng căng tai người Mạ cùng tham gia vào cuộc triển lãm, giao lưu trò chuyện với khán giả để không gian thêm sinh động. Nhờ vậy, triển lãm tạo dấu ấn đặc biệt, thu hút khá đông người xem.

Nghệ nhân Ka Lang (gần 80 tuổi) cho biết, người Mạ xưa quan niệm lỗ tai càng to rộng, dái tai càng dài, có khi xệ xuống vai thì càng đẹp. Bà kể từ nhỏ đã được mẹ lấy gai nhọn xuyên lỗ ở dái tai rồi dùng nước gừng đun sôi rửa hàng ngày, thỉnh thoảng lại vê, xoay cái gai để tạo lỗ. Khi vết thương lành hẳn, mẹ dùng những lõi gỗ hoặc vật kim loại hình nón cụt từ nhỏ đến lớn để căng cho lỗ tai ngày càng to ra. Con cái nhà giàu thường được căng tai bằng ngà voi, còn nhà nghèo đeo các trang sức bình thường làm từ đá, lồ ô... Một đôi hoa tai ngà voi có thể đổi con trâu lớn hoặc cái ché cổ.

Là người đầu tiên đưa thổ cẩm Mạ, K’Ho lên sàn diễn thời trang, nhà thiết kế Minh Hạnh hào hứng cho biết thực sự ngỡ ngàng vì thổ cẩm của các tộc người này quá đẹp, mẫu mã phong phú. Tuy nhiên chất liệu thổ cẩm không được mềm mại nên chưa thu hút nhiều đối tượng khách hàng. Để khắc phục tình trạng này, chị Minh Hạnh đã kết nối các doanh nghiệp sản xuất tơ tằm ở TP Bảo Lộc với buôn làng người Mạ để dệt các hoa văn thổ cẩm trên chất liệu lụa tơ tằm cao cấp. Loại lụa này được sử dụng may khăn choàng, quần áo, đặc biệt là áo dài. Chị còn cho in những bức ảnh ấn tượng về người Mạ, K’Ho trên túi xách, rèm cửa, khăn bàn khiến các sản phẩm này trở nên độc đáo, được khách hàng ưa chuộng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.