Bếp ăn buôn làng lan tỏa tình yêu thương, nghĩa đồng bào

0:00 / 0:00
0:00
Các chị, các mẹ người Êđê nấu ăn tặng người dân khu cách ly
Các chị, các mẹ người Êđê nấu ăn tặng người dân khu cách ly
TPO - Nhằm chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho những trường hợp đang cách ly tập trung sau khi hồi hương, nhiều gia đình ở buôn làng vùng sâu Đắk Lắk đã tổ chức nấu ăn miễn phí.

Những ngày qua, tại xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), nhiều gia đình người Êđê đã thay nhau lo cơm nước cho những trường hợp đang cách ly tập trung tại địa bàn.

Mỗi gia đình hoặc dòng họ đảm nhận nấu ăn một ngày để tuân thủ quy định giãn cách, không tập trung đông người. Bà Amí Ly (buôn Cuôr Đăng B) cho biết, bà thường lên sẵn thực đơn, mua thêm gia vị và thịt cá. Còn gạo, rau củ quả thì các chị, các mẹ đến phụ nấu mang sẵn từ vườn nhà.

Nhằm đa dạng món ăn, đặc biệt để những người hồi hương (đa số là người Êđê) cảm nhận được hương vị món ăn truyền thống buôn làng, các chị, các mẹ thường nấu thêm cà đắng, lá mì xào, cà giã muối ớt, cá khô. Qua các món ăn, mọi người hy vọng những người đang cách ly cảm nhận được sự quan tâm của bà con trong buôn làng.

Bếp ăn buôn làng lan tỏa tình yêu thương, nghĩa đồng bào ảnh 1
Phụ nữ buôn Cuôr Đăng chăm chút từng suất cơm

Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Cuôr Đăng cho biết, rất trân quý, tự hào về tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng cao của người dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số đã chung tay cùng chính quyền chăm lo từng suất ăn các trường hợp cách ly phòng chống dịch COVID-19.

Theo chị Hạnh, từ tháng 8 khi công dân từ vùng dịch trở về địa phương phải cách ly tập trung, nhiều bếp ăn 0 đồng, trong đó có bếp của bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn, thay nhau đỏ lửa để lo cơm nước cho những trường hợp phải cách ly.

Ngoài ra, các bếp ăn từ thiện còn tất bật nấu gần 2.000 hộp cơm kèm nhu yếu phẩm cho công dân từ các tỉnh phía Nam trở về quê, đi qua địa phận xã Cuôr Đăng.

Nhiều cán bộ cơ sở trên địa bàn xã Cuôr Đăng tích cực tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19. Đặc biệt, UBND xã sử dụng đội ngũ người uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đoàn viên thanh niên xã cũng xây dựng nhiều chương trình tuyên truyền, sử dụng các nội dung bằng tiếng Êđê để phát bằng loa di động trên khắp đường làng, ngõ xóm, tăng sự đồng thuận của bà con nhân dân.

Bếp ăn buôn làng lan tỏa tình yêu thương, nghĩa đồng bào ảnh 2

Thanh niên xã Cuôr Đăng tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 đến từng hộ dân

MỚI - NÓNG
Các đại biểu dự khai mạc lớp tập huấn. Ảnh Phan Định.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quân đội làm công tác dân vận
TPO - Lớp bồi dưỡng nhằm trang bị tri thức, những kiến thức về dân tộc và công tác dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023, từ đó, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.