Tưng bừng lễ Bunpimay ở Buôn Đôn

Thiếu nữ người Việt gốc Lào
Thiếu nữ người Việt gốc Lào
TPO - Buôn Đôn (Đắk Lắk) nổi tiếng với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng. Nơi đây từng lưu dấu chân của các bộ tộc Lào đến giao thương, dần dần hình thành nên một cộng đồng người Việt gốc Lào. Mỗi năm, họ lại tổ chức lễ hội mừng năm mới theo phong tục của người Lào để nhớ cội nguồn và cầu may mắn, bình an.
Tưng bừng lễ Bunpimay ở Buôn Đôn ảnh 1

Lễ hội Bunpimay (còn gọi là Bun hốt nậm, Hội té nước) là Hội mừng năm mới, Tết cổ truyền của các bộ tộc Lào thường diễn ra từ ngày 13-15/4 dương lịch hằng năm.

Tưng bừng lễ Bunpimay ở Buôn Đôn ảnh 2

Tại huyện Buôn Đôn hiện có hơn 220 người Việt gốc Lào, tập trung chủ yếu ở xã Krông Ana. Cứ đến ngày Tết cổ truyền, chính quyền huyện Buôn Đôn phối hợp Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội Bunpimay.

Tưng bừng lễ Bunpimay ở Buôn Đôn ảnh 3

Tết Bunpimay thường diễn ra các hoạt động như: Lễ hội hoa đăng, thả bè hoa cầu may, xả xui; buộc chỉ cổ tay cầu mong may mắn; lễ tắm Phật; đắp tháp cát; giao lưu văn nghệ, thưởng thức văn hóa ẩm thực Lào…

Tưng bừng lễ Bunpimay ở Buôn Đôn ảnh 4

Nhiều người dân trong cộng đồng người Việt gốc Lào thành kính thả hoa đăng, thuyền hoa xuống sông để xua đi những điều xui xẻo, cầu may mắn cho năm mới.

Tưng bừng lễ Bunpimay ở Buôn Đôn ảnh 5

Trong lễ hội, người tham gia thường kết từng vòng hoa Chăm pa thành từng vòng đeo lên cổ hoặc cài trên tóc để cầu mong điều may mắn tốt lành sẽ đến trong dịp năm mới.

Tưng bừng lễ Bunpimay ở Buôn Đôn ảnh 6

Ngoài ra, trong dịp Tết cổ truyền, người Lào còn có lễ buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ để cầu may mắn cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Tưng bừng lễ Bunpimay ở Buôn Đôn ảnh 7
Tưng bừng lễ Bunpimay ở Buôn Đôn ảnh 8

Tại Lễ hội Bunpimay, người dân thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong sức khỏe, bình an và cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Người nào được té nước càng nhiều thì may mắn sẽ đến nhiều.

Tin liên quan