Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản

TPO - Mỗi khi mùa măng đến, phụ nữ ở các huyện miền núi (Nghệ An) lại rủ nhau vào rừng săn măng. Mỗi ngày, một người có thể kiếm được từ 1-2 yến măng, cho thu nhập hàng trăm nghìn đồng.
Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 1

Vào tháng 8, tháng 9, phụ nữ xã Hạnh Dịch (huyện Quế Phong, Nghệ An) lại đều đặn sáng vào rừng, trưa hoặc chiều gùi những bì măng ra bán. Đây là thành quả cả ngày làm việc mệt nhọc trong rừng.

Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 2

Để vào rừng bẻ được măng, công cụ họ mang theo chỉ có vài vật dụng thô sơ như gùi, dao rựa, bao, ủng. Một thứ không thể thiếu trong túi đồ chính là nắm cơm mang theo để ăn dọc đường. Bởi để bẻ được măng, họ phải đi cả buổi, thậm chí là cả ngày trong rừng sâu.

Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 3

Sau khi bẻ được măng, họ sẽ dùng dao tách vỏ, gọt sạch rồi bỏ bao bì. Việc gọt bỏ bớt vỏ sẽ giúp người dân mang xuống núi gọn nhẹ hơn, sạch sẽ hơn.

Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 4Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 5

Bà Lô Thị Cúc (56 tuổi, trú xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, Nghệ An) cho biết, mùa măng bắt đầu từ tháng 7 đến hết tháng 9 hàng năm. Năm nào hai mẹ con bà Cúc cũng vào rừng hái măng từ sáng sớm đến trưa hoặc chiều mới về. Cuối ngày, mẹ con bà Cúc gùi măng từ rừng đi thẳng đến địa điểm thương lái chờ sẵn để bán. Mỗi ngày, 2 mẹ con bà Cúc bẻ được từ 15-20kg măng, bán được 150 nghìn đến 200 nghìn đồng. Tuy không nhiều nhưng đây là thu nhập chính của mẹ con bà Cúc những ngày qua.

Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 6

Chị Lữ Thị Minh (trú xã Hạnh Dịch, Quế Phong, Nghệ An), chia sẻ: công việc hái măng rất vất vả. Riêng việc cõng gùi măng nặng cả yến từ rừng về đến nhà là một quá trình dài với biết bao công sức. Để gùi măng đỡ đau, chị Minh vừa phải quấn khăn, đội mũ và lấy tay ôm đầu để giữ.

Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 7Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 8

Những gùi măng trắng tinh, sạch đẹp được đưa từ rừng về. Với người dân vùng cao, măng được xem như thứ lộc của rừng. Trước đây, măng giúp người dân nơi đây qua cơn đói. Ngày nay, không những là đồ ăn ngon, măng còn giúp người dân có thêm thu nhập ngoài việc trồng nương rẫy.

Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 9

Ngoài bán cho thương lái, nhiều người hái măng rừng về để chế biến thành nhiều món ăn đặc sản khác nhau.

Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 10

Măng được làm sạch có thể luộc ăn ngay rất ngọt.

Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 11

Người dân có thể luộc rồi phơi măng để nấu hoặc bán. Mỗi kg măng khô, người dân sẽ bán được với giá từ 150-180.000 đồng/1kg.

Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 12

Nhiều người thái măng nhỏ thành lát, sợi rồi ngâm chua để ăn dần.

Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 13Phụ nữ vùng cao vào rừng 'bẻ lộc', chế biến thành đặc sản ảnh 14

Nhiều cơ sở ngâm măng thành từng hũ, thêm ớt để chua rồi bán làm quà. Những hũ măng trở thành đặc sản đi từ vùng núi đến các huyện thành thị trong và ngoài tỉnh.

Tin liên quan