Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh TT-Huế

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 13/11, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu có buổi làm việc với tỉnh TT-Huế về công tác quy hoạch, bảo tồn, quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh TT-Huế ảnh 1
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. (Ảnh: Phong Anh)

Làm việc với đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm đầu tư, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, với mục tiêu lớn nhất là đưa cả tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Trong đó, có mô hình bảo tồn, phát huy các giá trị về văn hóa.

Tỉnh đã thực hiện các nguồn đầu tư về văn hóa, di tích theo cơ chế mà Quốc hội đã thông qua. Cùng với việc giải phóng vành đai Kinh thành Huế, tỉnh đề nghị cần có thêm danh mục duy tu, bảo tồn hệ thống di tích này; xây dựng một bảo tàng mới tại khu vực Nội thành Huế.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh TT-Huế ảnh 2

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa kiểm tra công tác trùng tu di tích Cố đô Huế.

Còn theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, đơn vị đã trùng tu hàng trăm công trình di tích trong thời gian qua và hiện tiếp tục triển khai; phục hồi nhiều bản nhã nhạc cung đình; tăng cường công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế và trong nước. Đồng thời đẩy mạnh giao lưu văn hóa, lưu giữ nhiều tư liệu quan trọng; nghiên cứu khoa học gắn với công tác trùng tu, sưu tầm; xây dựng quản lý văn hóa, trùng tu bằng khoa học công nghệ.

Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế hiện trong giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh TT-Huế ảnh 3
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nghe lãnh đạo Trung tâm BTDTCĐ Huế báo cáo về công tác trùng tu di tích.

Trung tâm BTDTCĐ Huế phối hợp cùng chính quyền địa phương, cơ quan chức năng thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế gồm 11 khu vực với khoảng 5.190 hộ dân; tổng mức đầu tư giải phóng mặt bằng khoảng 2.005 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (từ 2023-2025) tiếp tục di dời khoảng 1.287 hộ dân, tổng mức đầu tư giải phóng mặt bằng khoảng 664 tỷ đồng.

Kết luận buổi làm việc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa hoan nghênh những thành tựu mà tỉnh TT-Huế đã đạt được khi xác định phát triển kinh tế gắn với văn hóa.

Đánh giá về công tác bảo tồn, giữ gìn phát huy giá trị các di tích, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh TT-Huế đã gìn giữ hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa bằng nhiều cách làm hay, nhiều mô hình hiệu quả và nên tiếp tục phát huy hơn nữa trong thời gian tới; thực hiện hiệu quả các chiến lược chung, các nghị quyết về văn hóa… với mục tiêu góp phần đưa TT-Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục tuyên truyền quảng bá những giá trị lịch sử của di tích; công tác bảo tồn các di tích, giá trị ẩm thực, văn hóa con người Huế; việc ứng xử của người dân với lịch sử; bảo tồn các giá trị di sản cần đồng bộ hơn.

“Càng nghiên cứu sâu, cá nhân tôi cùng đoàn công tác càng tự hào về vùng đất TT-Huế. Mong rằng, TT-Huế ngày càng phát triển hơn nữa về văn hóa”, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết.

Cùng ngày, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu đã đến thăm hội chợ - triển lãm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” do Bộ Thông tin & Truyền thông và UBND tỉnh TT-Huế phối hợp tổ chức tại Huế.

Đào tạo đội ngũ báo chí truyền thông đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Chiều 13/11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.

Theo báo cáo của Đại học Huế, cơ quan này hiện có hai đơn vị đào tạo về báo chí và truyền thông là khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐH Khoa học và khoa Quốc tế - ĐH Huế.

Qua 15 năm, khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) đã đào tạo hơn 1.500 cử nhân hệ chính quy và phi chính quy; hơn 700 học viên các lớp ngắn hạn, phục vụ hiệu quả cho các cơ quan báo chí khu vực miền Trung và cả nước. Khoa Quốc tế (ĐH Huế) đào tạo trình độ đại học ngành truyền thông đa phương tiện kể từ năm 2021, với hình thức đào tạo chính quy.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh TT-Huế ảnh 4
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, làm việc tại Đại học Huế.

Tại buổi làm việc, ĐH Huế kiến nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT-Huế đưa các cơ sở đào tạo báo chí vào thành đơn vị tiếp nhận thông tin trực tiếp, cho tham gia các buổi giao ban tuần tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy như các cơ quan báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thường xuyên các văn bản pháp quy về báo chí truyền thông, phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận chứng chỉ về nghiệp vụ báo chí, quản lý báo chí, truyền thông… của các đơn vị đào tạo báo chí chính quy, như Trường ĐH Khoa học, Khoa Quốc tế - ĐH Huế trong hệ thống các văn bằng, chứng chỉ được công nhận giá trị tương đương với các cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí hiện nay.

Tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương những kết quả đã đạt được của Đại học Huế trong thời gian qua, nhất là về chương trình đào tạo báo chí và truyền thông.

Đại học Huế cần rà soát lại công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng báo chí; nghiên cứu thực tiễn, đổi mới giáo dục; lấy chất lượng đào tạo làm đầu; tăng cường thực tập từ thực tiễn; xây dựng báo chí đa phương tiện, truyền thông hiện đại; chú trọng đến đạo đức nghề báo; phát triển báo chí trên mạng xã hội; tăng cường hợp tác, đào tạo chất lượng cao.

Đại học Huế tổ chức thực hiện tốt hơn nữa trong giáo dục đào tạo; phát huy vai trò đội ngũ trí thức; xây dựng một số trung tâm chuyên sâu, đại học thông minh, tạo sự đột phá về giáo dục có thế mạnh; coi trọng giáo dục văn hóa, gia đình, con người Huế; phát triển hạ tầng giáo dục; đào tạo đội ngũ báo chí truyền thông, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; nỗ lực cố gắng xây dựng Đại học Huế sớm trở thành Đại học Quốc gia.

MỚI - NÓNG
Hệ thống giao dịch mới 'lỡ hẹn' tác động sao tới chứng khoán?
Hệ thống giao dịch mới 'lỡ hẹn' tác động sao tới chứng khoán?
TPO - Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư tiếp tục thận trọng sau kỳ nghỉ lễ. Không còn kỳ vọng giao dịch bùng nổ từ việc vận hành hệ thống mới, thực tế KRX thêm lần lỡ hẹn gây thất vọng với thị trường. Trong khi đó, nhóm ngành điện, bất động sản khu công nghiệp bất ngờ giao dịch tích cực.
Bản tin Hình sự: Hai nữ nhân viên tham ô tiền tỷ của công ty để tiêu xài, trả nợ
Bản tin Hình sự: Hai nữ nhân viên tham ô tiền tỷ của công ty để tiêu xài, trả nợ
TPO - TIN NÓNG ngày 2/5: Kẻ cướp giật vé số bị người dân tóm gọn vì nhặt chiếc dép đánh rơi; Bộ Công an yêu cầu cung cấp thông tin tài sản của nhiều cựu quan chức tỉnh Bình Thuận; Thêm ba người tung tin giả 'Đà Lạt có biến' bị công an mời lên làm việc; Hai nữ nhân viên tham ô tiền tỷ của công ty để tiêu xài, trả nợ...